+Aa-
    Zalo

    Thổ Nhĩ Kỳ doạ trì hoãn đơn xin gia nhập NATO của Phần Lan và Thuỵ Điển

    • DSPL
    ĐS&PL Thổ Nhĩ Kỳ cho biết họ sẵn sàng trì hoãn quá trình kết nạp Phần Lan và Thuỵ Điển của NATO trong hơn 1 năm nếu không nhận được sự đảm bảo cần thiết.

    Thổ Nhĩ Kỳ mới đây đã lên tiếng cảnh báo có thể trì hoàn đơn xin gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) của Phần Lan và Thuỵ Điển trong hơn 1 năm nếu họ không nhận được đảm bảo rằng 2 quốc gia Bắc Âu sẵn sàng hỗ trợ nỗ lực chống khủng bố, đề cập tới nhóm người Kurd bị Ankara coi là khủng bố.

    Trong ngày 14/6 (giờ địa phương), Thủ tướng Phần Lan đã nói rằng các đơn xin gia nhập NATO của 2 quốc gia Bắc Âu có thể bị đình trệ nếu những vấn đề không được giải quyết trước hội nghị thượng đỉnh quan trọng của liên minh, diễn ra vào cuối tháng 6 tới ở Madrid (Tây Ban Nha). 

    screen shot 2022 06 15 at 091901
    Chủ tịch Uỷ ban Đối ngoại Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ Akif Çağatay Kılıç. Ảnh: Getty

    Trước đó, giữa tháng 5/2022, Phần Lan và Thuỵ Điển đã quyết định nộp đơn xin gia nhập liên minh NATO, từ bỏ hàng thập kỷ trung lập. Trong khi phần lớn các nước NATO đã chào mừng Phần Lan và Thuỵ Điển gia nhập khối, Thổ Nhĩ Kỳ lại bày tỏ quan điểm trái ngược. 

    Thổ Nhĩ Kỳ cáo buộc Thụy Điển và Phần Lan chứa chấp các thành viên bị cáo buộc của đảng Công nhân Kurdistan (PKK). Đồng thời, Ankara cũng phản đối quyết định của 2 nước này vào năm 2019 về việc cấm xuất khẩu vũ khí cho Thổ Nhĩ Kỳ do các hoạt động quân sự ở Syria.

    Thổ Nhĩ Kỳ đã tiến hành một cuộc tấn công ngoại giao công khai để nhấn mạnh sự ủng hộ của Thụy Điển đối với các nhóm người Kurd ở miền Bắc Syria mà nước này cáo buộc liên kết với PKK. PKK vốn đã bị coi là tổ chức khủng bố ở EU, Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ.

    Ông Akif Çağatay Kılıç, nghị sĩ của đảng Công lý và Phát triển (AKP), đồng thời là chủ tịch của Uỷ ban Đối ngoại Quốc hội, nhận xét: "Đây là vấn đề lợi ích quốc gia quan trọng và chúng tôi sẵn sàng ngăn cản tư cách thành viên của 2 nước này trong thời gian một năm nếu cần thiết. Thổ Nhĩ Kỳ là quân đội lớn thứ hai ở NATO và đã cung cấp các máy bay không người lái để giúp Ukraine tự vệ. Chúng tôi xứng đáng nhận được sự tôn trọng lớn hơn".

    Ông nhấn mạnh Ankara tôn trọng nhiệm vụ và trách nhiệm của mình đối với liên minh và nói thêm: "Phần Lan và Thuỵ Điển sẽ làm những gì? Họ đã trở thành nơi trú ẩn cho những nhóm khủng bố đã sát hại người dân của chúng tôi, nhóm người không tôn trọng đường biên giới của chúng tôi, gây ra mối đe doạ đối với đất nước chúng tôi. Điều duy nhất chúng tôi yêu cầu là không có sự phân biệt đối xử. Một tổ chức khủng bố sẽ là một tổ chức khủng bố".

    screen shot 2022 06 15 at 092258
    Các chiến binh người Kurd của Lực lượng Dân chủ Syria ở Hukumya, Syria. Ảnh: NYT 

    Ngoài ra, nghị sĩ Thổ Nhĩ Kỳ cũng phủ nhận ý kiến cho rằng sự phản đối này nhằm mục đích "thổi bùng ngọn lửa dân tộc" trước thời điểm bầu cử ở nước này. Đồng thời, ông Akif Çağatay Kılıç khẳng định các đảng đối lập không phải người Kurd cũng đã bày tỏ sự ủng hộ với quan điểm của Tổng thống Recep Tayyip Erdoğan.

    Trong chuyến thăm đến Thụy Điển vào ngày 14/6, Thủ tướng Phần Lan Sanna Marin, đã cảnh báo: "Nếu chúng ta không giải quyết vấn đề này trước thềm hội nghị ở Madrid, tình hình có thể bị đóng băng. Chúng tôi không biết mọi thứ sẽ kéo dài trong bao lâu nhưng chắc chắn đơn xin gia nhập sẽ bị đóng băng".

    Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đã ca ngợi những nỗ lực của Thụy Điển trong việc giải quyết các mối quan tâm của Thổ Nhĩ Kỳ nhưng ông cũng có thể đã nhận ra rằng các kế hoạch trở kết nạp thành viên nhanh chóng với 2 quốc gia Bắc Âu có thể sẽ không khả thi.

    Thủ tướng Thụy Điển Magdalena Andersson sẽ tham dự hội nghị thượng đỉnh tại Madrid, cuộc họp có thể dẫn đến sự chia rẽ nhiều như liên quan đến tư duy chiến lược dài hạn và mở rộng. Các quan chức phương Tây thừa nhận rằng Đức, Pháp và Mỹ không muốn Ukraine chiếm ưu thế trong hội nghị thượng đỉnh, mặc dù thật khó để tưởng tượng rằng sự ủng hộ của NATO đối với Kyiv không phải là vấn đề trọng tâm.

    Hồi tuần trước, Thụy Điển đã cố gắng xoa dịu Thổ Nhĩ Kỳ bằng cách xuất bản một bài báo về chính sách đối ngoại nêu bật sự cần thiết phải chống lại chủ nghĩa khủng bố và mở ra một con đường để Thụy Điển tiếp tục xuất khẩu vũ khí cho Thổ Nhĩ Kỳ. Thụy Điển đã áp đặt các hạn chế đối với việc mua bán vũ khí vào năm 2019 sau khi Thổ Nhĩ Kỳ xâm lược miền bắc Syria. 

    Báo cáo chính sách khẳng định Thụy Điển sẽ "đóng góp vào tất cả an ninh chung của NATO, bao gồm cả của Thổ Nhĩ Kỳ". Một luật chống khủng bố cứng rắn hơn, sẽ có hiệu lực vào ngày 1/7, cho phép các cơ quan tình báo Thụy Điển giám sát thông tin liên lạc của những người bị nghi ngờ là khủng bố ở phạm vi lớn hơn. 

    Minh Hạnh (Theo The Guardian)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tho-nhi-ky-doa-tri-hoan-don-xin-gia-nhap-nato-cua-phan-lan-va-thuy-dien-a541072.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan