+Aa-
    Zalo

    Thói quen bẻ khớp ngón tay có hại hay vô hại?

    • DSPL
    ĐS&PL Thói quen bẻ đốt ngón tay kêu răng rắc của nhiều người được họ lý giải là chống mỏi và giải tỏa căng thẳng.

    Bẻ khớp ngón tay là một hành vi phổ biến được nhiều người hưởng ứng. Thói quen này có thể giúp "giải tỏa căng thẳng" như họ vẫn nói, nhưng với số khác đó chỉ là những âm thanh gây phiền nhiễu.

    Nghiên cứu đã chứng minh rằng việc bẻ khớp ngón tay không phải là nguyên nhân gây ra chứng viêm khớp.

    Chắc bạn cũng tò mò về việc những tiếng răng rắc khi bẻ khớp ngón tay phát sinh từ đâu và liệu làm như vậy có hại hay không? Giờ đây thắc mắc này đã được cởi bỏ bởi một nghiên cứu được đầu tư thích đáng.

    Dưới đây là những gì chúng ta được biết về việc bẻ khớp ngón tay

    - Tiếng bẻ khớp ngón tay được sinh ra do việc bẻ làm tăng khoảng các giữa các khớp của ngón tay. Hành động này gây ra bong bóng khí trong dịch khớp rồi khi vỡ ra chúng tạo thành tiếng động.

    - Lý do tai sao bạn không thể bẻ thêm cùng khớp ngón tay lần hai bởi phải mất một thời gian để các bong bóng khí tích tụ lại trong khớp.

    - Việc bẻ khớp ngón tay có thể xem như vô hại. Mặc dù đã có những báo cáo về việc bẻ quá đà gây chấn thương dây chằng, nhưng những vấn đề như vậy dường như là ngoại lệ và không phải theo quy luật.

    Tiếng bẻ khớp ngón tay gây ra do bong bóng khí dịch khớp bị vỡ.

    Làm thế nào để biết rằng việc bẻ ngón tay là vô hại?

    Một trong những bằng chứng thuyết phục nhất cho thấy việc bẻ khớp ngón tay là vô hại đến từ một bác sĩ ở California, Mỹ. Vị bác sĩ này báo cáo về một thử nghiệm mà ông đã tự mình thực hiện. Trong suốt cuộc đời của mình, ông ta thường xuyên bẻ khớp ngón tay của một bàn tay. Sau nhiều thập kỉ làm việc này, ông đã dùng tia X-quang để kiểm tra bàn tay đó để so sánh với bàn tay không bị bẻ. Kết quả là không có sự khác biệt nào giữa chúng cũng càng không có biểu hiện bị viêm khớp. Một nghiên cứu lớn hơn cũng đã đưa ra kết luận tương tự.

    Có rất ít báo cáo y khoa về các vấn đề xảy ra do hành vi này bởi nó quan hệ đến kĩ thuật và lực tác động của mỗi người. Chẳng hạn, nếu dùng quá sức hoặc chiều hướng không đúng có thể gây trật khớp và chấn thương dây chằng.

    Nếu bẻ khớp không đúng hoặc quá mạnh có thể gây chấn thương cho dây chằng.

    Một nghiên cứu được công bố vào năm 1990 cho thấy, trong số 74 người thường xuyên bẻ đốt ngón tay thì sức chịu lực trung bình của ngón tay họ thấp hơn và dễ bị sưng hơn so với người không bẻ. Tuy nhiên, tỷ lệ mắc bệnh viêm khớp là như nhau ở cả hai nhóm.

    Một nghiên cứu mới đã tạo ra một mô hình toán học của khớp ngón tay giúp xác nhận rằng tiếng động khi bẻ khớp đến từ những bong bóng khí bị vỡ.

    Vậy những âm thanh phát ra từ những khớp xương khác trên cơ thể?

    Nguồn gốc của tiếng động phát ra ở đầu gối khi người ta ngồi xổm chẳng hạn vẫn chưa được xác định chắc chắn. Chúng có thể là do xương bánh chè cọ xát với xương bên dưới, hoặc một dây chằng trượt trên một bề mặt không đều. Tuy nhiên, trong trường hợp không có đau, sưng, hoặc các triệu chứng khớp khác, thì không cần quan tâm đến những âm thanh này và vì cũng chẳng có cách nào làm nó im lặng được.

    Minh Minh(Theo health.harvard.edu)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/thoi-quen-be-khop-ngon-tay-co-hai-hay-vo-hai-a230396.html
    Sự kiện: Y tế sức khỏe
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan