+Aa-
    Zalo

    Thống đốc NHNN: Tín dụng của Việt Nam ở ngưỡng cảnh báo

    • DSPL
    ĐS&PL Theo Thống đốc NHNN, việc khơi thông dòng tiền cho nền kinh tế không thể chỉ trông chờ vào mỗi nguồn tín dụng ngân hàng; bởi nếu quá phụ thuộc có thể gây hệ lụy và rủi ro trong tương lai.

    Đây là ý kiến của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Thị Hồng tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc của Chính phủ với các địa phương tổng kết công tác năm 2022 và triển khai kết luận của Trung ương, Nghị quyết của Quốc hội khóa XV về kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2023, được tổ chức ngày 3/1 tại Hà Nội.

    thong doc nhnn tin dung cua viet nam o nguong canh bao dspl
    Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng. Ảnh: VGP

    Thống đốc NHNN đánh giá, năm 2022 là một năm vô cùng thách thức đối với việc điều hành chính sách tiền tệ khi chịu áp lực bởi xu hướng tăng lạm phát, lãi suất, đồng USD trên phạm vi toàn cầu và những khó khăn của thị trường chứng khoán, bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) ở trong nước.

    Vì vậy, bài toán khó đang đặt ra là làm thế nào để điều hành tín dụng hỗ trợ tăng trưởng kinh tế mà vẫn phải bảo đảm an toàn hệ thống trong khi một số chỉ tiêu tiền tệ như tỉ lệ tín dụng/huy động vốn và dư nợ tín dụng/GDP của Việt Nam đã và đang ở ngưỡng cảnh báo; làm thế nào ổn định được thị trường ngoại hối khi nền kinh tế của ta có độ mở cửa lớn, sản xuất trong nước phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu, đồng USD tăng giá mạnh, Việt Nam đang trong giai đoạn giám sát nâng cao về thao túng tiền tệ của phía Hoa Kỳ...

    Tuy nhiên, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cũng cho rằng, với sự chủ động trong chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và việc thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, chính sách của NHNN, kết thúc năm 2023, chính sách tiền tệ đã có những đóng góp quan trọng, góp phần củng cố nền tảng kinh tế vĩ mô.

    Cụ thể, góp phần kiểm soát lạm phát ở mức thấp (bình quân 3,15%), tăng trưởng kinh tế phục hồi ở mức cao (8,02%); tín dụng ước tăng khoảng 14,5%; thị trường tiền tệ, ngoại hối cơ bản ổn định (VND mất giá 3,5%, mặt bằng lãi suất tăng khoảng gần 1%/năm, là mức biến động thấp hơn nhiều so với các nước trên thế giới và khu vực), thanh khoản hệ thống cơ bản được đảm bảo...

    Tháng 11/2022, Bộ Tài chính Hoa Kỳ đã đưa Việt Nam ra khỏi Danh sách giám sát nâng cao về thao túng tiền tệ, đồng thời, đánh giá cao công tác điều hành chính sách tiền tệ, tỷ giá của NHNN Việt Nam.

    Tình hình kinh tế thế giới và trong nước năm 2023, theo Thống đốc, còn nhiều khó khăn. Trong nước, lạm phát cơ bản đang có xu hướng tăng cao trong khi vẫn cần thực hiện các giải pháp hỗ trợ nền kinh tế, những khó khăn trên thị trường chứng khoán, bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp chưa được giải quyết căn bản.

    Trong bối cảnh hiện tại, người đứng đầu NHNN khẳng định ưu tiên cao nhất của đơn vị này là đảm bảo thanh khoản, giữ ổn định an toàn hệ thống.

    NHNN sẽ tiếp tục điều hành linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách khác nhằm góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, ổn định thị trường tiền tệ, ngoại hối.

    Điều hành tín dụng phù hợp, góp phần duy trì đà phục hồi của nền kinh tế, hướng dòng vốn tín dụng tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên...

    Cũng theo Thống đốc NHNN, chính sách tiền tệ với bản chất là ngắn hạn nên cần hạn chế sử dụng để giải quyết các vấn đề mang tính trung dài hạn. Chính sách này ngoài việc góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, thì nhiệm vụ quan trọng là phải bảo đảm an toàn hệ thống, bởi vậy xét từ góc độ tổng thể nền kinh tế, các chính sách kinh tế cần có sự cân đối và phối hợp đồng bộ hơn.

    Thanh khoản đang là nút thắt lớn của nền kinh tế. Để tháo gỡ khó khăn, ách tắc thanh khoản, khơi thông được dòng tiền, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho rằng cần nhiều biện pháp như thúc đẩy giải ngân đầu tư công, thực hiện giảm, giãn thuế, điều chỉnh giá bất động sản...chứ không chỉ trông chờ vào mỗi nguồn tín dụng ngân hàng.

    “Nếu quá phụ thuộc vào nguồn vốn tín dụng ngân hàng có thể gây hệ lụy và rủi ro trong tương lai vì các chỉ tiêu tiền tệ, tín dụng của Việt Nam đã và đang ở ngưỡng cảnh báo”, Thống đốc NHNN chia sẻ.

    Bạch Hiền (t/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/thong-doc-nhnn-tin-dung-cua-viet-nam-o-nguong-canh-bao-a562412.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan