+Aa-
    Zalo

    Thứ trưởng Bộ GD&ĐT: Các địa phương tăng cường thanh tra, kiểm tra tránh lạm thu đầu năm học

    (ĐS&PL) - Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn cho biết, Bộ đã ban hành đầy đủ hướng dẫn về các khoản thu của trường phổ thông. Quan trọng là địa phương, nhà trường tăng cường thanh tra để tránh lạm thu dưới mọi hình thức.

    Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ chiều 9/9, Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn cho biết, với khối giáo dục phổ thông, Bộ GD&ĐT đã ban hành đầy đủ thông tư, văn bản hướng dẫn thực hiện các khoản thu đầu năm học, như Điều lệ về Ban đại diện cha mẹ học sinh, các hoạt động tài trợ cho giáo dục, đào tạo.

    "Các địa phương cần tăng cường thanh tra, kiểm tra để tránh lạm thu dưới mọi hình thức", ông Sơn nói.

    thu truong bo gddt cac dia phuong tang cuong thanh tra kiem tra de tranh lam thu dau nam hoc

    Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn thông tin tới báo chí. Ảnh: SK&ĐS

    Đối với các trường đại học, Bộ GD&ĐT không quản lý trực tiếp tài chính của từng trường, chỉ quy định cơ chế thu, quản lý học phí. Những khoản thu khác theo dịch vụ phải công bố công khai, minh bạch với người học, phải đúng quy định pháp luật.

    Việc này thanh tra kiểm tra thuộc các cơ quan quản lý trực tiếp. Với các trường đại học trực thuộc Bộ GD&ĐT, Bộ sẽ tăng cường thanh tra, kiểm tra.

    Ông Hoàng Minh Sơn thông tin, Bộ đã hoàn thành dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 81, xin ý kiến bộ, ngành, đang trong quá trình hoàn thành thủ tục để xin ý kiến các thành viên Chính phủ. Nghị định được thông qua sẽ góp phần giúp các trường đại học tháo gỡ khó khăn, nâng cao chất lượng đào tạo.

    Nguồn kinh phí thứ hai từ ngân sách nhà nước qua các kênh, cơ quan quản lý trực tiếp. Bộ GD&ĐT quản lý 34 trường đại học, còn các trường đại học khác trực thuộc các bộ, ngành, địa phương. Kinh phí này từ hai nguồn ngân sách chi thường xuyên và chi đầu tư.

    Nguồn thứ ba phụ thuộc nhiều vào các trường đại học, năng lực, sự năng động của lãnh đạo các trường về hoạt động khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, đội ngũ cựu sinh viên, các nhà hảo tâm để có thể huy động thêm nguồn lực này.

    XEM THÊM: Vụ nổ bóng bay, 10 học sinh bị thương: Thầy giáo hút thuốc bị phạt bao nhiêu?

    Hiện các trường mầm non và phổ thông công lập được phép thu học phí (trừ tiểu học) theo mức do HĐND địa phương quyết định, thu hộ tiền Bảo hiểm y tế. Ngoài ra, các trường có thể thu tiền dạy hai buổi một ngày, ăn bán trú, chăm sóc bán trú, vệ sinh, nước uống, đồng phục, phù hiệu...

    Theo thống kê, các trường học được phép thu trên dưới 20 khoản tiền. Ở mỗi khoản, các địa phương đều đưa ra mức trần, yêu cầu nhà trường thỏa thuận với phụ huynh, công khai, minh bạch... Với các khoản xã hội hóa, các trường huy động trên tinh thần tự nguyện, không cào bằng, không ép buộc.

    Việt Hương (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/thu-truong-bo-gddt-cac-dia-phuong-tang-cuong-thanh-tra-kiem-tra-tranh-lam-thu-dau-nam-hoc-a590415.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan