+Aa-
    Zalo

    Thừa Thiên- Huế: Cụ bà trồng được củ khoai tía khổng lồ nặng hơn 23kg

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Khi tiến hành thu hoạch khoai tía trong vườn, các thành viên trong gia đình bà Bướm bất ngờ khi phát hiện củ khoai khổng lồ với hình thù quái dị.

    (ĐSPL) - Khi tiến hành thu hoạch khoai tía trong vườn, các thành viên trong gia đình bà Bướm bất ngờ khi phát hiện củ khoai có kích thước khổng lồ với hình thù quái dị.

    Mấy ngày qua, người dân xã Phú Hồ, huyện Phú Vang ( Thừa Thiên - Huế) đã xôn xao kéo đến nhà một người dân trên địa bàn cùng xã để tận mắt chứng kiến một củ khoai tía (theo tên gọi địa phương - PV) khổng lồ mang hình thù kì dị.

    Củ khoai khổng lồ được bà Phạm Thị Bướm, trú tại thôn Di Đông, xã Phú Hồ, huyện Phú Vang phát hiện vào ngày 5/11, ngay tại khu vườn nhà trong lúc thu hoạch khoai đúng thời vụ.

    Theo đó, trong khi tiến hành đào củ khoai tía lên khỏi mặt đất, bà Bướm vô cùng bất ngờ nhìn thấy củ khoai với kích thước khổng lồ và hình hài rất “quái dị”. Vì củ khoai quá lớn nên bà phải nhờ con cháu trong nhà khiêng được vào nhà.

    Củ khoai nặng hơn 23kg có màu đen sẫm với nhiều hình thù như bàn chân Gấu và con chim Công.

    Khoai tía khổng lồ nặng khoảng 23kg.

    Được biết, đây là giống khoai tía được bà trồng cách đây khoảng 8 tháng. Tuy nhiên, do thời tiết không thuận lợi nên chỉ được một gốc sống sót và sinh trưởng được.

    Đến thời điểm thu hoạch, gia đình đào lên lấy củ ăn và ngỡ ngàng bởi củ khoai này quá to, có hình thù rất kì lạ.

    Sau khi biết gia đình bà Bướm đào được củ khoai lạ khổng lồ, nhiều người dân trong xã và các xã lân cận đã kéo nhau đến để được nhìn tận mắt.

    “Lần đầu tiên thấy củ khoai lớn như vậy, gia đình rất sợ nên đã đem trồng lại chỗ cũ, rồi sau đó mới đào lên hẳn để bà con trong xóm đến xem. Nhiều người cho rằng củ khoai có hình thù giống con công, có người lại cho rằng giống bàn chân con gấu” - bà Bướm chia sẻ.

    Khoai có hình thù như bàn chân gấu.

    Một hàng xóm của bà Bướm cho biết: “Trước đây, dân trong làng trồng nhiều nhưng giống khoai này thu hoạch chỉ được tầm 3 - 4 kg, củ nào nặng nhất cũng chỉ tầm 5kg. Khi thấy gia đình bà Bướm đào được củ khoai lớn như vậy ai cũng bất ngờ. Tôi chưa bao giờ nhìn thấy củ khoai to như vậy và cũng chưa bao giờ nghe ông bà kể lại đã nhìn thấy giống khoai có kích thước này”.

    Được biết, loại giống khoai tía được trồng ở nhiều địa phương trên cả nước (nhiều nơi gọi là khoai vạc – PV), tuy nhiên giống khoai này thường cho ra củ nhỏ.

    Tại Huế, củ khoai tía là nguyên liệu dân dã nhưng rất độc đáo để chế biến các món ăn hấp dẫn. Đặc biệt, dùng để nấu chè vì khoai tía có vị bùi bùi, ngọt thanh, dẻo thơm và màu tím rất đẹp.

    Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10; Quốc hội ban hành Luật an toàn thực phẩm.

    Điều 5. Những hành vi bị cấm

    1. Sử dụng nguyên liệu không thuộc loại dùng cho thực phẩm để chế biến thực phẩm.

    2. Sử dụng nguyên liệu thực phẩm đã quá thời hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ hoặc không bảo đảm an toàn để sản xuất, chế biến thực phẩm.

    3. Sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm đã quá thời hạn sử dụng, ngoài danh mục được phép sử dụng hoặc trong danh mục được phép sử dụng nhưng vượt quá giới hạn cho phép; sử dụng hóa chất không rõ nguồn gốc, hóa chất bị cấm sử dụng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

    4. Sử dụng động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc chết không rõ nguyên nhân, bị tiêu hủy để sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

    5. Sản xuất, kinh doanh:

    a) Thực phẩm vi phạm quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa; b) Thực phẩm không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng; c) Thực phẩm bị biến chất;

    d) Thực phẩm có chứa chất độc hại hoặc nhiễm chất độc, tác nhân gây ô nhiễm vượt quá giới hạn cho phép;

    đ) Thực phẩm có bao gói, đồ chứa đựng không bảo đảm an toàn hoặc bị vỡ, rách, biến dạng trong quá trình vận chuyển gây ô nhiễm thực phẩm;

    e) Thịt hoặc sản phẩm được chế biến từ thịt chưa qua kiểm tra thú y hoặc đã qua kiểm tra nhưng không đạt yêu cầu;

    g) Thực phẩm không được phép sản xuất, kinh doanh để phòng, chống dịch bệnh;

    h) Thực phẩm chưa được đăng ký bản công bố hợp quy tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp thực phẩm đó thuộc diện phải được đăng ký bản công bố hợp quy;

    i) Thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ hoặc quá thời hạn sử dụng.

    6. Sử dụng phương tiện gây ô nhiễm thực phẩm, phương tiện đã vận chuyển chất độc hại chưa được tẩy rửa sạch để vận chuyển nguyên liệu thực phẩm, thực phẩm.

    7. Cung cấp sai hoặc giả mạo kết quả kiểm nghiệm thực phẩm.

    8. Che dấu, làm sai lệch, xóa bỏ hiện trường, bằng chứng về sự cố an toàn thực phẩm hoặc các hành vi cố ý khác cản trở việc phát hiện, khắc phục sự cố về an toàn thực phẩm.

    9. Người mắc bệnh truyền nhiễm tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

    10. Sản xuất, kinh doanh thực phẩm tại cơ sở không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật.

    11. Quảng cáo thực phẩm sai sự thật, gây nhầm lẫn đối với người tiêu dùng.

    12. Đăng tải, công bố thông tin sai lệch về an toàn thực phẩm gây bức xúc cho xã hội hoặc thiệt hại cho sản xuất, kinh doanh.

    13. Sử dụng trái phép lòng đường, vỉa hè, hành lang, sân chung, lối đi chung, diện tích phụ chung để chế biến, sản xuất, kinh doanh thức ăn đường phố.

    Điều 6. Xử lý vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm

    1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường và khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật.

    2. Người lợi dụng chức vụ, quyền hạn vi phạm quy định của Luật này hoặc các quy định khác của pháp luật về an toàn thực phẩm thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

    3. Mức phạt tiền đối với vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; trường hợp áp dụng mức phạt cao nhất theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính mà vẫn còn thấp hơn 07 lần giá trị thực phẩm vi phạm thì mức phạt được áp dụng không quá 07 lần giá trị thực phẩm vi phạm; tiền thu được do vi phạm mà có bị tịch thu theo quy định của pháp luật.

    4. Chính phủ quy định cụ thể về hành vi, hình thức và mức xử phạt các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm quy định tại Điều này.

    Chú ý: Thông tin pháp lý trong hộp nội dung này được trích từ nguồn trên mạng Internet, nên chỉ mang tính tham khảo.

    Phi Hoàng – Đình Tuấn

    Xem thêm video:

    [mecloud]ypnvN52mnU[/mecloud]

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/thua-thien--hue-cu-ba-trong-duoc-cu-khoai-tia-khong-lo-nang-hon-23kg-a169621.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.