+Aa-
    Zalo

    Thực hư thông tin đấu giá kie lan đột biến ''Bướm đại ngàn'' 11,7 tỷ đồng

    • DSPL
    ĐS&PL Cuộc đấu giá kie lan Bướm Đại Ngàn có giá 11,7 tỷ đồng của anh Trương Quốc Chính khiến cư dân mạng không khỏi xôn xao.

    Cuộc đấu giá kie lan Bướm Đại Ngàn có giá 11,7 tỷ đồng của anh Trương Quốc Chính khiến cư dân mạng không khỏi xôn xao. Được biết, số tiền thu được từ buổi đấu giá đã được anh ủng hộ vào quỹ phòng chống dịch Covid-19.

    Kie lan Bướm đại ngàn gây xôn xao dư luận bởi mức giá hàng chục tỷ đồng.

    Thời gian gần đây, các cuộc giao dịch lan đột biến tiền tỷ, thậm chí hàng chục tỷ không chỉ thu hút sự quan tâm của đông đảo những người yêu lan trên cả nước mà còn gây xôn xao dư luận.

    Lan đột biến dù có giá cao chót vót nhưng không ít người sẵn sàng bỏ ra số tiền “khủng” để sở hữu khiến dư luận hoài nghi về tính minh bạch của các giao dịch này. Nhiều người đã đặt ra câu hỏi, liệu đây có phải là chiêu trò thổi giá, đánh bóng tên tuổi của một số nhà vườn hay là giá trị thật của sản phẩm.

    Một số ý kiến cho rằng, việc nâng khống giá trị sản phẩm đang làm nhiễu loạn thị trường. Nguy hiểm hơn, đây có thể còn là hình thức biến tướng, cạnh tranh không lành mạnh trong môi trường kinh doanh.

    Không có căn cứ, cơ sở pháp lý để xác định giá trị hoa lan chính là cơ hội cho đối tượng xấu lợi dụng để đẩy giá, dẫn dụ người mới chơi hoa, kém hiểu biết tham gia.

    Do đó, nhằm thể hiện tính minh bạch, tránh việc các đối tượng lợi dụng giao dịch "thật" để gây nhiễu loạn thị trường, toàn bộ cuộc đấu giá kie lan Bướm đại ngàn nhằm ủng hộ vào quỹ phòng chống dịch Covid-19 đều được Resort Hoa Lan Chính Trương công khai trên mạng mạng xã hội bắt đầu từ 21h20 ngày 1/8 đến 18h ngày 4/8 với bước giá tối thiểu là 50 triệu đồng và bước giá tối đa là không giới hạn.

    Ngoài ra, toàn bộ số tiền đóng góp của các mạnh thường quân và người yêu lan cả nước còn được giám sát ghi nhận sự minh bạch, khách quan, đúng các quy định của pháp luật từ một đơn vị pháp lý độc lập.

    Đây còn được biết đến là “siêu phẩm” song sinh với kie lan Bướm đại ngàn từng gây xôn xao dư luận với mức giá lên đến 15 tỷ đồng. Sự kiện thu hút sự quan tâm của đông đảo những người yêu lan trên cả nước.

    Kết thúc phiên đấu giá, chủ nhân mới của kie lan Bướm đại ngàn được xác định là anh Trần Thế Hưng (thuộc Hội Hoa lan Cái Bang tại TP.HCM và Bình Dương). Số tiền anh Hưng đấu giá kie lan độc đáo này là 11,7 tỷ đồng.

    Ngoài số tiền từ kie lan, sự kiện đấu giá còn nhận được rất nhiều sự ủng hộ, góp sức của những người chơi lan.

    Số tiền đấu giá kie lan Bướm đại ngàn được anh Chính ủng hộ vào quỹ phòng chống dịch bệnh Covid-19. 

    Anh Trương Quốc Chính, chủ nhân kie lan Bướm Đại Ngàn cho biết, Bướm Đại Ngàn là dòng lan quý hiếm ở núi rừng Việt Nam. Anh Chính cũng là người đầu tiên bỏ ra 1 tỷ đồng để rước siêu phẩm từ Sơn La về nhà, không phải như một số luồng thông tin hiện nay cho rằng lan đột biến được nuôi cấy mô từ Trung Quốc.

    Toàn bộ số tiền thu từ buổi đấu giá được tổng hợp và công khai, sau đó gửi về Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19 để phục vụ công tác phòng dịch đạt hiệu quả, giúp chữa bệnh cho những người dân trong vùng dịch hiện nay.

    Phát biểu tại buổi lễ tiếp nhận ủng hộ phòng chống dịch Covid-19 ngày 5/8, anh Chính cho biết: "Sau một thời gian phát động, Cộng đồng những người yêu hoa lan trong toàn Quốc đã quyên góp được hàng chục tỷ đồng thông qua các hình thức vận động tự nguyện, nhân văn, đúng pháp luật.

    Tại buổi lễ trang trọng này, cho phép tôi được thay mặt Resort hoa lan Chính Trương trao tặng số tiền 11,7 tỷ đồng từ cuộc đấu giá tác phẩn hoa lan Bướm Đại Ngàn và hơn 3 tỷ đồng do Cộng đồng những người yêu hoa lan trong cả nước đồng hành, để Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam sử dụng phục vụ công tác phòng chống dịch Covid-19".

    Liên quan đến vụ đấu giá kie lan Bướm đại ngàn ủng hộ quỹ phòng chống dịch Covid-19, chia sẻ với PV Đời sống& Pháp luật, ông Vương Xuân Nguyên, Chánh văn phòng Hội Sinh vật cảnh Hà Nội cho biết, việc đấu giá các sản phẩm sinh vật cảnh gắn với hoạt động từ thiện đã có truyền thống từ lâu.

    Vì vậy, việc đấu giá mầm lan đột biến Bướm Đại Ngàn trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát trở lại nhằm hưởng ứng lời kêu gọi của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam cũng không nằm ngoài ngoại lệ.

    “Mọi người cần hiểu đúng về bản chất sự việc, đơn cử như là cuộc đấu giá cây lan đột biến Bướm Đại Ngàn vừa qua với giá 11 tỷ 700 triệu đồng. Đây không phải là một giao dịch trao đổi hàng hóa thuần túy nhằm mục đích kinh doanh giữa một người bán cây nhận tiền và một người trả tiền nhận cây, mà mục đích các bên tham gia cùng đồng hành trong công tác từ thiện đã được xác định ngay từ đầu. Người có cây lan tặng cho cộng đồng cây lan với giá 0 đồng. Còn cộng đồng ai quan tâm đến công tác thiện nguyên, đều có quyền trả giá cho sản phẩm đó theo khả năng của mình và biết rõ mục đích là để phục vụ công tác thiện nguyện.

    Việc đấu giá được thực hiện công khai trong cộng đồng, cụ thể ở đây là cộng đồng mạng xã hội vừa là phương tiện để tham khảo giá chính xác,
    tăng tính công khai, minh bạch và mong muốn người hưởng đích cuối cùng có lợi hơn, ở đây là quỹ từ thiện…”- ông Nguyên chia sẻ.

    Trước những thông tin về việc nuôi cấy mô, vận chuyển mầm cây từ Trung Quốc về Việt Nam đến việc quy chụp cho những hoạt động đấu giá như trên lừa đảo nhằm che đậy cho hành vi kinh doanh "nhập nhèm" về nguồn gốc của các loài lan đột biến, ông Nguyên cho rằng, các thông tin trên là không chính xác.

    "Tôi có làm việc với một số chuyên gia của Viện Di truyền Nông nghiệp, họ nhận định rằng hiện Viện đã có dịch vụ giám định truy xuất nguồn gốc, giải mã và định danh nguồn gene, xác định tên khoa học cho lan…Đây có thể coi là chứng thư định danh thức vật giống như "giấy khai sinh" cho các loài lan đột biến mới được phát hiện.

    Thế nên, việc truy xuất nguồn gốc không còn khó khăn như trước đây, ít có câu chuyện nhầm lẫn về quốc tịch của cây lan nếu các nhà vườn chịu áp dụng công nghệ giải mã gene nêu trên để bảo vệ sản phẩm của mình".

    Ngoài ra, Chánh văn phòng Hội Sinh vật cảnh Hà Nội cũng dành lời khuyên cho các cá nhân, đơn vị muốn đứng ra tổ chức các cuộc đấu giá nhằm mục đích từ thiện, cần cẩn trọng trong phương pháp tiến hành, cũng như việc công khai minh bạch thông tin, tài chính để mọi người cùng nắm bắt, tránh việc "rủi ro đạo đức" phát sinh trong các cuộc đấu giá.

    Đặc biệt là phải xác định động cơ, mục đích rõ ràng, thực hiện việc công khai các thông tin có liên quan một cách rất rõ ràng như xác lập vi bằng, có sự giám sát độc lập để tránh tình trạng nghi ngờ, gây hiểu lầm không đáng có trong dư luận.

    Ngoài ra, với những sản phẩm sinh vật cảnh được đưa ra đấu giá mà người sở hữu thu lại một phần giá gốc thì cần thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ thuế tương ứng nếu như không chứng minh được thuộc đối tượng không được miễn thuế Thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp, giá trị gia tăng,...để không ảnh hưởng đến mục đích tốt đẹp của cuộc đấu giá nhằm mục đích từ thiện.

    Bạch Hiền

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/thuc-hu-thong-tin-dau-gia-kie-lan-dot-bien-buom-dai-ngan-117-ty-dong-a333511.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan