+Aa-
    Zalo

    Thượng tướng Phạm Quý Ngọ và chuyên án Đoàn Văn Vươn

    • DSPL
    ĐS&PL (ĐSPL) – Nhắc đến “tướng” Ngọ là người ta sẽ nhắc đến hành trình giải quyết vụ cưỡng chế, thu hồi đất của gia đình Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng, Hải Phòng.

    (ĐSPL) – Nhắc đến tướng Ngọ là người ta nhắc đến hành trình giải quyết chuyên án xung quanh vụ cưỡng chế, thu hồi đất của gia đình Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng, Hải Phòng.

    Băn khoăn, trăn trở "chuyện anh Vươn"

    Vụ cưỡng chế đất đai ở Tiên Lãng là vụ án về tranh chấp đất đai giữa gia đình ông Đoàn Văn Vươn, ở Cống Rộc, Vinh Quang với Ủy ban nhân dân huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng. Vụ viêc đã tạo ra một làn sóng dư luận rất lớn xung quanh các quyết định thu hồi đất và quyết định cưỡng chế của huyện Tiên Lãng. Trước tình hình đó, Bộ Công an đã phải vào cuộc và Thứ trưởng Phạm Quý Ngọ là người thay mặt Bộ Công an chỉ huy trực tiếp án này.

    Trước đó, như nhà văn Nguyễn Quang Vinh đã chia sẻ, Thứ trưởng Bộ Công an Phạm Quý Ngọ - người thay mặt Bộ Công an chỉ huy toàn cục những xử lý pháp luật về vụ việc trái pháp luật tại Tiên Lãng đã có những “trải lòng” xung quanh hành trình giải quyết vụ cưỡng chế, thu hồi đất của gia đình Đoàn Văn Vươn.

    Thượng tướng Phạm Quý Ngọ và chuyên án Đoàn Văn Vươn
    Thượng tướng Phạm Quý Ngọ là người thay mặt Bộ Công an trực tiếp chỉ huy vụ Tiên Lãng.

    Ông Ngọ kể, ngay trong buổi chiều họp với Thủ tướng, ông đã thống nhất với Thanh tra việc thu hồi, cưỡng chế đất của huyện Tiên Lãng là không sai, đúng luật. Tuy nhiên, sau buổi họp, tướng Ngọ lại băn khoăn, trăn trở, ông không hiểu nguyên cớ gì khiến Đoàn Văn Vươn và những người trong gia đình lại có hành vi manh động như vậy. 

    Trước những băn khoăn đó, ông quyết định xem lại toàn bộ hồ sơ, các quyết định, đối chiếu với luật đất đai từ năm 1987, đến năm 2003, hỏi ý kiến các chuyên gia. Qua đó, ông Ngọ phát hiện ra rằng, nếu căn cứ Luật Đất đai năm 1987 thì đất của ông Vươn là đất bãi bồi, không phải đất nông nghiệp. Tuy nhiên, Luật Đất đai được sửa đổi năm 2003 thì diện tích đó mặc nhiên là đất nông nghiệp. Về nguyên tắc pháp lý, Luật Đất đai năm 2003 được ban hành thì Luật Đất đai năm 1987 là vô hiệu. Vì thế, việc cấp đất, thu hồi và cưỡng chế đất của huyện Tiên Lãng là trái pháp luật như kết luận của Thủ tướng. Ngay diện tích được coi là lấn chiếm của gia đình Đoàn Văn Vươn, chính quyền địa phương đã xử phạt, đã cấp giấy, mặc nhiên công nhận đất đó là đất hợp pháp.

    Sự việc từ đó cũng dần dần được sáng rõ. Ngay sáng hôm sau, ông Ngọ đã báo cáo lại với Thủ tướng, chính quyền huyện Tiên Lãng sai trong việc ra quyết định thu hồi và cưỡng chế đất với gia đình ông Đoàn Văn Vươn, từ đó có những biện pháp đúng đắn để xử lý vụ việc một cách khách quan và công bằng nhất.

    Từ câu chuyện tranh chấp đất đai giữa người dân với chính quyền, kéo theo hàng loạt những “sóng gió” mới xảy ra, và để có thể xử lý, giải quyết vụ việc một cách khách quan, đúng người đúng tội, Bộ Công an mà đứng đầu chuyên án Tiên Lãng là Thứ trưởng Phạm Quý Ngọ đã “lấy dân làm gốc”, đặt mình vào vị trí của nhân dân để có thể xem xét sự việc một cách thấu tình đạt lý.

    “Chỉ có cách đó mới lấy lại được niềm tin của nhân dân”

    Như tin tức báo Người Lao Động đã đưa, nói về bài học kinh nghiệm qua vụ việc Tiên Lãng, ông Phạm Quý Ngọ cho biết, về khách quan là do Luật đất đai của chúng ta rất rối, có nhiều điều khoản chưa hoàn chỉnh, rất khó chỉ đạo.

    Về chủ quan, lãnh đạo Bộ Công an chưa kết luận là có tiêu cực, vì xác định có tiêu cực tại vụ Tiên Lãng phải củng cố chứng cứ. Nhưng rõ ràng cán bộ địa phương nhiều người làm việc ẩu, không thấu tình đạt lý với dân, đặc biệt nếu lồng vào đó vụ lợi cá nhân nữa thì rất nguy hiểm. Đây thực sự là bài học xương máu đối với cán bộ không am hiểu luật pháp, rồi động cơ không trong sáng nữa thì hậu quả khôn lường.

    Riêng đối với lực lượng công an, đáng ra phải xem tham gia vào lực lượng cưỡng chế ấy, chỉ huy phải hiểu rõ cưỡng chế vì mục đích gì, phải thận trọng. Qua sự việc này, có thể thấy chỉ huy lực lượng công an Hải Phòng không thận trọng, nóng vội, khi tình huống xảy ra thì lúng túng. Công tác nắm tình hình phải đi trước một bước, công tác chuẩn bị nắm tình hình phải kỹ, xem đối tượng bị cưỡng chế nhân thân ra sao, việc chống chế nguy hiểm không, khi Đoàn Văn Vươn nổ mìn, bắn đạn hoa cải thì lại chỉ huy xông vào nữa là không được.

    Thượng tướng Phạm Quý Ngọ và chuyên án Đoàn Văn Vươn
    Thứ trưởng Bộ Công an Phạm Quý Ngọ khẳng định không có chuyện vụ Tiên Lãng chìm xuống.

    Câu chuyện vụ Tiên Lãng (Hải Phòng) chưa khép lại, nhưng những người dân yêu mến tướng Ngọ hẳn vẫn không quên câu nói của Thứ trưởng Bộ Công an khi trấn tĩnh người dân hãy tin tưởng vào pháp luật, tin tưởng rằng vụ Tiên Lãng sẽ được giải quyết đến cùng chứ không để "chìm xuống": “nhân dân hãy yên tâm, không có chuyện vụ Tiên Lãng chìm xuồng, không bao giờ. Một khi dấu hiệu ở Hải Phòng không khách quan, Bộ Công an vào cuộc ngay, và chỉ có cách đó mới lấy lại niềm tin của nhân dân.”

    M.H (tổng hợp)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/thuong-tuong-pham-quy-ngo-va-chuyen-an-doan-van-vuon-a22111.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Lễ kỷ niệm 100 năm ngày sinh Đại tướng Nguyễn Chí Thanh

    Lễ kỷ niệm 100 năm ngày sinh Đại tướng Nguyễn Chí Thanh

    (ĐS&PL) - Vào ngày 31/12 vừa qua, tại Trung tâm văn hóa thông tin Thừa Thiên - Huế, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, MTTQ Việt Nam tỉnh phối hợp với Bộ Quốc phòng đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 100 năm Ngày sinh Đại tướng Nguyễn Chí Thanh (1/1/1914 – 1/1/2014)