+Aa-
    Zalo

    Hành động chồng đánh vợ có vi phạm pháp luật?

    • DSPL
    ĐS&PL Dù với bất kỳ lý do gì, việc người chồng đánh vợ đều không thể chấp nhận được. Đây là một hành động tồi và đáng bị lên án.

    Dù với bất kỳ lý do gì, việc người chồng đánh vợ đều không thể chấp nhận được. Đây là một hành động tồi và đáng bị lên án.

    Hình ảnh người chồng trước mặt hai con nhỏ. 

    Mới đây, một đoạn video ghi lại cảnh người đàn ông đánh vợ dã man trước mặt hai con nhỏ được lan truyền trên mạng xã hội.

    Hình ảnh trong đoạn video cho thấy, mặc dù người vợ đang bế đứa con nhỏ trên tay nhưng vẫn bị người chồng đánh lên đầu và lên người tới tấp.

    Nhiều người thể hiện sự phẫn nộ và lên án hành động của người chồng. Bên cạnh đó, cũng có những người thắc mắc rằng, việc người chồng ra tay đánh vợ có vi phạm pháp luật? Hành động đó sẽ bị xử lý như thế nào?

    Trao đổi với báo Đời Sống & Pháp Luật, luật sư Lê Văn Kiên, đoàn luật sư thành phố Hà Nội cho biết, bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên trong gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thanh viên khác trong gia đình.

    Trong một số trường hợp, do gánh nặng của cơm, áo, gạo, tiền,... mà nhiều người đàn ông sinh ra "đổ đốn", họ quên đi trách nhiệm vun đắp hạnh phúc gia đình. Đôi khi, chỉ cần một chút không hài lòng hay những lời khích bác từ bạn bè mà họ sẵn sàng "thượng cẳng chân, hạ cẳng tay" với người mà họ từng yêu thương, che chở.

    Theo quan điểm của luật sư Kiên, việc người chồng ra tay đánh vợ dù với bất kỳ ký do gì cũng không thể chấp nhận được, đó là một hành động tồi và đáng bị lên án.

    Hành động của người chồng không chỉ trực tiếp ảnh hưởng đến thể chất, tinh thần của người vợ mà còn gián tiếp gây những ảnh hưởng xấu lên chính đứa con chứng kiến hành vi bạo hành đó.

    Hiện nay, pháp luật Việt Nam cũng đã đặt ra các quy định nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của người bị bạo hành trong gia đình. Cụ thể, Điều 42 Luật phòng chống bạo lực gia đình năm 2007

    quy định về xử lý người có hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình quy định như sau:

    1. Người có hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

    2. Cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng vũ trang nhân dân có hành vi bạo lực gia đình nếu bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định của khoản 1 Điều này thì bị thông báo cho người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền quản lý người đó để giáo dục.

    3. Chính phủ quy định cụ thể các hành vi vi phạm hành chính về phòng, chống bạo lực gia đình, hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với người có hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình.

    Bên cạnh đó, căn cứ theo Điều 49, Nghị định 167/2013/ NĐ-CP quy định về việc xử phạt hành vi xâm hại sức khoẻ thành viên trong gia đình (cụ thể ở đây là hành vi đánh vợ của chồng) như sau:

    Điều 49. Hành vi xâm hại sức khỏe thành viên gia đình

    “1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình.

    2. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

    a) Sử dụng các công cụ, phương tiện hoặc các vật dụng khác gây thương tích cho thành viên gia đình;

    b) Không kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu điều trị trong trường hợp nạn nhân cần được cấp cứu kịp thời hoặc không chăm sóc nạn nhân trong thời gian nạn nhân điều trị chấn thương do hành vi bạo lực gia đình, trừ trường hợp nạn nhân từ chối.

    3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

    Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu đối với các hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.”

    Trong trường hợp, người chồng có hành vi đánh đập, mắng chửi gây thương tích cho người vợ mà không rõ hành vi đó sử dụng công cụ, phương tiện nào có thể chia ra 2 trường hợp:

    Trường hợp 1: Người chồng chỉ có hành vi đánh đơn thuần như tát, đấm, đá,... gây thương tích mà không sử dụng công cụ, phương tiện thì sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng.

    Trường hợp 2: Người chồng sử dụng gậy gộc, dao, hay những vật dụng khác dẫn đến thương tích sẽ bị phạt từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng.

    Ngoài ra, người chồng còn phải xin lỗi công khai nếu vợ có yêu cầu.

    Bên cạnh đó, luật sư Kiên nhân định rằng, trong trường hợp người vợ đề nghị xử lý hành vi của người chồng và đi giám định thương tích thì người chồng có thể bị xử lý hình sự.

    Cụ thể, theo Bộ luật hình sự năm 2015 quy định về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác như sau:

    “Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của

    người khác.

    1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của

    người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11%

    nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo

    không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

    a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn gây nguy hại cho từ 02 người trở lên;

    b) Dùng a-xít sunfuric (H2SO4) hoặc hóa chất nguy hiểm khác gây thương

    tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác;

    c) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;

    d) Phạm tội 02 lần trở lên;

    đ) Phạm tội đối với 02 người trở lên;

    e) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già

    yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

    g) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng mình, thầy giáo, cô giáo của mình;

    h) Có tổ chức;

    i) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

    k) Phạm tội trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành

    hình phạt tù hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt

    buộc, đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

    l) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe hoặc gây thương tích

    hoặc gây tổn hại sức khỏe do được thuê;

    m) Có tính chất côn đồ;

    n) Tái phạm nguy hiểm;

    o) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân

    Đặc biệt, trong trường hợp người chồng là cán bộ công chức, đảng viên thì có thể bị xử lý kỷ luật hạ bậc lương, cách chức và khai trừ khỏi Đảng.

    Thủy Tiên

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/hanh-dong-chong-danh-vo-co-vi-pham-phap-luat-a290070.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan