+Aa-
    Zalo

    Tiền lương năm 2022 của người lao động thay đổi như thế nào?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Tiền lương của người lao động, lương tối thiểu vùng trong năm 2022 có gì thay đổi so với những năm trước đó?

    Trong năm 2020, 2021 do ảnh hưởng của COVID-19 nên lương tối thiểu vùng đã không tăng và được thực hiện theo mức lương công bố tại Nghị định 90/2019/NĐ-CP.

    Trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh, nhiều khả năng, lương tối thiểu vùng 2022 cũng sẽ giữ nguyên so với năm 2021. Cụ thể, mức lương tối thiểu vùng năm 2022 như sau:

    tien luong cua nguoi lao dong nam 2022 thay doi nhu the nao dspl
    Tiền lương tối thiểu vùng năm 2022 của người lao động có thể sẽ giữ nguyên so với năm trước. Ảnh: VOV

    Như vậy, nếu không tăng lương tối thiểu vùng năm 2022 thì đây là năm thứ 3 liên tiếp tiền lương của người lao động được giữ nguyên. Đây cũng được coi là việc chia sẻ khó khăn của người lao động với các doanh nghiệp.

    Mức lương tối thiểu vùng là mức thấp nhất làm cơ sở để doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận và trả lương, trong đó mức lương trả cho người lao động làm việc trong điều kiện lao động bình thường, bảo đảm đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận phải bảo đảm:

    Không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc giản đơn nhất;

    Cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc đòi hỏi người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề theo quy định.

    Đối với người lao động nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường thì tuổi nghỉ hưu năm 2022 sẽ tăng hơn 2021. Cụ thể, tuổi nghỉ hưu là đủ 60 tuổi 6 tháng đối với lao động nam (hiện nay là đủ 60 tuổi 3 tháng), đủ 55 tuổi 8 tháng đối với lao động nữ (hiện nay là đủ 55 tuổi 4 tháng).

    Như vậy, lao động nam tăng lên ba tháng, với lao động nữ tăng lên bốn tháng so với năm 2021.

    Đối với người lao động bị suy giảm khả năng lao động; làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn: có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 5 tuổi so với quy định tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

    Đối với người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao và một số trường hợp đặc biệt có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn nhưng không quá 5 tuổi so với quy định tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

    Bạch Hiền (t/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tien-luong-nam-2022-cua-nguoi-lao-dong-thay-doi-nhu-the-nao-a520223.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan