+Aa-
    Zalo

    Tiếng khóc bi ai tố cáo tội ác của người vợ sát hại chồng

    • DSPL
    ĐS&PL (ĐSPL) - Phải rất lâu sau vụ án mới được điều tra để buộc hung thủ phải nhận tội về cái chết của người chồng xấu số kia.
    (ĐSPL) - Phải rất lâu sau vụ án mới được điều tra để buộc hung thủ phải nhận tội về cái chết của người chồng xấu số kia.
    Lương Công sinh ra ở Tể Phụ Ninh, làm tới chức Thượng lý bộ hình, đời Thanh, Trung Quốc. Một hôm trên đường tới yết kiến Thái thú, khi đi qua ranh giới ấp Sơn Dương thì đột nhiên ông nhìn thấy một phụ nữ mặc áo tang trắng, tay cầm một cành dương đang đi, vẻ như cô ta đang chịu tang.
    Đi được một hồi, ông thấy cô ta tới gần một ngôi mộ thắp hương, vật vã than khóc thảm thiết, nhưng nghe kỹ ra thì tiếng khóc không bi ai gì, mà có vẻ như rất vô tình. Một cơn gió thổi đám vàng hương khiến cho cô ta hoảng loạn, lại lầm rầm khấn vái. Lương Công càng sinh nghi tiếp tục đi theo cô gái về tận nhà, mới biết người chết chính là chồng cô ta.
    Qua dò hỏi Lương Công được biết, chồng cô gái tự nhiên mà chết chứ chẳng ốm đau bệnh tật gì, tuy cái chết rất đáng nghi nhưng chẳng ai làm gì được.
    Tiếng khóc bi ai đã tố cáo tội ác của người vợ sát hại chồng
    Ảnh minh hoạ.
    Lương Công quên cả mệt nhọc, quyết tìm ra sự thật. Ông dò hỏi thì biết cô gái kia chẳng phải là người đoan chính gì nên càng thấy có cơ sở nghi hoặc.
    Tuy đường sá đến ấp này rất xa xôi, phải đi mất hàng trăm dặm, nhưng Lương Công không ngại vất vả, quyết tìm ra chân tướng sự việc.
    Sau khi tới yết kiến Thái thú sở tại, ông bèn mang những chuyện mắt thấy tai nghe nói cho huyện lệnh Sơn Dương biết. Nhưng vị quan này chẳng mấy khi hỏi han tới việc của dân, ông ta chỉ lo những chuyện như thế sẽ làm ảnh hưởng tới thanh danh của mình mà thôi.
    Thế nên khi Lương Công nói, ông ta cười khẩy và còn cho rằng Lương Công là người không hiểu việc. Lương Công bực lắm liền quay lại bẩm báo với Thái thú, chẳng ngờ Thái thú cũng hệt như vị quan huyện. Ông ta nói rằng việc ở Sơn Dương, Lương Công không cần phải bận tâm.
    Lương Công càng bực hơn. Ông bèn đến nhờ cậy một người quen cũ đang làm Tiết tướng ở đây. Tiết tướng phủ ở Giang Thùy là Tôn Công nghe Lương Công trình bày sự việc, biết bạn mình là người rất thương dân, Tôn Công liền hỏi: Ngài rất tận tụy với công việc, quả là một vị quan tốt của dân. Nhưng người chết đã lâu rồi, chứng cứ lại chẳng có gì, vậy muốn làm cho rõ thì phải bắt đầu từ đâu đây?
    Lương Công trình bày: Theo những gì tôi nhìn thấy, hẳn là có chuyện mưu hại chồng. Tôi muốn làm rõ thì phải mời huyện lệnh Sơn Dương cùng quan lại và chức sắc sở tại tới khám nghiệm lại tử thi. Xin cho hạn một tháng tôi sẽ tìm ra chân tướng sự việc.
    Tôn Công băn khoăn: Đào quan tài lên để khám nghiệm lại tử thi, về tình mà nói thì quả là một trọng tội. Chẳng phải chuyện chơi đâu. Nếu không phát hiện ra chứng cứ gì thì phải ăn nói làm sao với người ta đây?
    Lương Công khẳng khái nói: Nếu hết thời hạn mà không tìm ra được, tôi xin chịu tội. Tôn Công mừng vì ý chí của Lương Công và hiểu rằng hẳn Lương Công đã tính toán kỹ rồi.
    Tin đồn về một vụ án mưu hại chồng đang được một vị quan phụ mẫu bất chấp nguy hiểm tiến hành điều tra để rửa nỗi oan khuất cho người xấu số đã nhanh chóng lan truyền, một truyền mười, mười truyền trăm, lan xa mãi.
    Vào ngày tiến hành thẩm tra, cả ngàn người đến xem chật cứng cả con ngõ nhỏ. Nhưng khi đào quan tài lên và mở nắp ra, người ta thấy cơ thể người chết hầu như chưa bị thối rữa, cũng chẳng thấy có vết thương nào trên người.  Nhiều người đến xem đã hét lên rằng Lương Công chỉ làm trò bịa đặt, còn mắng nhiếc Lương Công là miệng lưỡi nói yêu dân như con, nhưng thực tế đâu phải vậy. Họ còn vu cho Lương Công tội tư thông với các quan ở Sơn Dương để làm nhục thân chủ của người chết. Người ta không cho Lương Công khám xét nữa.
    Người vợ quỷ quái còn đòi bắt giữ Lương Công, đổ tiếng xấu cho ông là gây thêm đau khổ cho người đã chết. Đứng trước sự phẫn khích của dân chúng, Lương Công phải nghiêm sắc mặt lại mà rằng: Ta là mệnh quan của triều đình, thấy sự việc còn có điểm nghi ngờ nên phải kiểm tra lại, nếu quả thật là không có chuyện gì, thì theo Quốc pháp, ta cũng phải chịu như thứ dân. Chứ còn không ai được phép lăng nhục mệnh quan triều đình.
    Tôn Công thấy chuyện như vậy cũng quở trách: "Ta đã khuyên ngài hãy chờ đợi ít lâu, chớ vội manh động, nay hậu quả ra sao đây?".
    Nhưng Lương Công là người biết kiềm chế, không hề nhụt chí, quyết không cam chịu thất bại. Ông nhắc lại rằng, nếu hết thời hạn một tháng mà không làm sáng tỏ vụ việc, ông sẽ chịu tội. Trước tình hình đó, cả hai người là Lương Công và Tôn Công rõ ràng như đang cưỡi trên lưng hổ. Nhưng Tôn Công vẫn động viên Lương Công: Việc đã tới nước này rồi, nếu tới hạn mà không làm rõ được thì ta không biết phải làm gì với ngài đây?
    Phải rất lâu sau vụ án mới được điều tra để buộc hung thủ phải nhận tội về cái chết của người chồng xấu số kia.
    Luật nay: Yêu cầu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người vợ
    Cái chết của người chồng xấu số ấy đã không được làm sáng tỏ vì sự chậm trễ của các quan huyện trong việc điều tra xét xử. Hung thủ vẫn còn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật. Chỉ đến khi có một người quan tâm đến vụ án thì hung thủ thực sự mới được làm rõ.
    Theo diễn biến vụ án trên thì việc làm của các quan huyện trong việc xử án nếu chiểu theo pháp luật của ta ngày nay thì sẽ phải chịu trách nhiệm.
    Theo đó, Điều 285 BLHS quy định về Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng: Người nào vì thiếu trách nhiệm mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nhiệm vụ được giao gây hậu quả nghiêm trọng, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các Điều 144, 235 và 301 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 5 năm. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười hai năm. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
    Ngoài ra, với vụ án trên, người vợ là đồng phạm trong vụ sát hại chồng phải chịu mức án cao nhất theo quy định tại Điều 93 BLHS ngày nay: Tội giết người.                                 
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tieng-khoc-bi-ai-to-cao-toi-ac-cua-nguoi-vo-sat-hai-chong-a33085.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan