+Aa-
    Zalo

    Tiếp tục kê biên loạt căn hộ, biệt thự đứng tên cựu Chủ tịch AIC Nguyễn Thị Thanh Nhàn

    • DSPL
    ĐS&PL VKS đề nghị chỉ tiếp tục kê biên để đảm bảo thi hành án với 6 căn chung cư tại số 83 Lý Thường Kiệt; một biệt thự rộng 452 m2 tại Nguyễn Huy Tự (Hà Nội), đều đứng tên cựu Chủ tịch AIC Nguyễn Thị Thanh Nhàn.

    Ngày 28/12, đối đáp trong phiên tòa xét xử vụ án Công ty AIC vi phạm đấu thầu, gây thiệt hại 152 tỷ đồng tại dự án Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đồng Nai, đại diện VKSND TP. Hà Nội cho hay, cơ quan điều tra đã kê biên 5 loại tài sản.

    Căn cứ diễn biến mới tại tòa, phía công tố đề nghị chỉ tiếp tục kê biên để đảm bảo thi hành án với 6 căn chung cư tại số 83 Lý Thường Kiệt; một biệt thự rộng 452 m2 tại Nguyễn Huy Tự (Hà Nội), đều đứng tên bị cáo Nhàn.

    tiep tuc ke bien hang loat can ho biet thu dung ten cuu chu tich aic nguyen thi thanh nhan
    VKS đối đáp với quan điểm bào chữa của các Luật sư.

    Ngoài ra, các tài sản khác cần tiếp tục kê biên để cơ quan điều tra xác minh lại chủ sở hữu hữu gồm 107 tỷ đã phong tỏa; biệt thự 357 tại Cửa Nam, do bị cáo Nhàn nhờ bố đẻ đứng tên; 2 thửa đất rộng 4.065m2 tại Xuân Đỉnh (Hà Nội).

    Là người đại diện cho Công ty AIC tham dự phiên tòa với tư cách là bị đơn dân sự, ông Trương Việt Toàn khẳng định doanh nghiệp này sẽ bồi thường toàn bộ hậu quả vụ án cho các bị cáo. Nếu cần, AIC sẽ đòi các cá nhân hoàn lại sau.

    Theo quan điểm của ông Trương Việt Toàn, số tiền 107 tỷ đồng AIC gửi tại ngân hàng sẽ đảm bảo việc này. Tuy nhiên, nguyên đơn dân sự phải là Bệnh viện Đồng Nai, không phải UBND tỉnh như tòa án đang xác định bởi Công ty AIC ký hợp đồng với bệnh viện.

    Cũng trong phần tranh luận, đối đáp, luật sư bào chữa cho các bị cáo bị đưa ra xét xử vắng mặt cho rằng, cơ quan tiến hành tố tụng phải ra quyết định tạm đình chỉ điều tra đối với các bị cáo vắng mặt, bỏ trốn.

    Đối đáp quan điểm này, đại diện VKS giữ quyền công tố tại tòa cho rằng, trong vụ án này, bị cáo Nguyễn Thị Thanh Nhàn là người chủ mưu, tổ chức thực hiện tội phạm. Bị cáo Trần Mạnh Hà (Phó Tổng giám đốc Công ty AIC) và các bị cáo bỏ trốn đều có hành vi phạm tội liên quan đến các bị cáo khác trong vụ án nên cơ quan tố tụng không ra quyết định tạm đình chỉ điều tra mà vẫn truy tố vắng mặt các bị cáo bỏ trốn là đúng quy định của pháp luật.

    Cụ thể, VKS viện dẫn Điều 229, 247 và 290 Bộ luật Tố tụng hình sự để chứng minh việc CQĐT đề nghị truy tố, VKS truy tố và Toà xét xử vắng mặt các bị cáo là hoàn toàn phù hợp với quy định pháp luật và tính chất đặc điểm của vụ án này.

    Riêng trường hợp của bị cáo Đinh Quốc Thái, cựu Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai, VKS xét thấy quá trình xét hỏi, thấm vấn công khai, bị cáo Thái đã chủ động khai báo, phối hợp với điều tra và tại tòa cũng thành khẩn khai báo nên đại diện VKS đề nghị tuyên phạt ông Thái mức án 8-9 năm tù thay vì mức đề nghị 10- 11 năm tù vì tội Nhận hối lộ mà đại diện VKS đã đề nghị trong phần luận tội trước đó.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tiep-tuc-ke-bien-loat-can-ho-biet-thu-dung-ten-cuu-chu-tich-aic-nguyen-thi-thanh-nhan-a561807.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan