+Aa-
    Zalo

    Tiết lộ bất ngờ về những "trinh sát" nghiệp dư bắt bác sĩ rởm

    • DSPL
    ĐS&PL (ĐSPL) - Để bắt giữ những kẻ chuyên giả danh bác sĩ, nhân viên y tế của bệnh viện lừa đảo bệnh nhân và người nhà, lực lượng bảo vệ của bệnh viện Bạch Mai đã phải lập một "chuyên án", thậm chí đóng giả con mồi để lật mặt kẻ gian.

    (ĐSPL) - Để bắt giữ những kẻ chuyên giả danh bác sĩ, nhân viên y tế của bệnh viện lừa đảo bệnh nhân và người nhà, lực lượng bảo vệ của bệnh viện Bạch Mai đã phải lập một "chuyên án", thậm chí đóng giả con mồi để lật mặt kẻ gian.

    Sau 3 tháng theo dõi, kẻ giả danh thạc sĩ, bác sĩ của bệnh viện bị tóm gọn ngay trong bệnh viện.

    Bất ngờ về những
    Đối tượng giả danh thạc sĩ, bác sĩ và chuẩn bị đưa cho bệnh nhân.

    "Chuyên án" của những trinh sát nghiệp dư

    Tự khoác cho mình cái mác thạc sĩ, bác sĩ da liễu đang công tác tại một bệnh viện lớn, có nhiều mối quan hệ trong nghề y, Vũ Quốc Bảo (Yên Lộc - Can Lộc - Hà Tĩnh) thông qua trang web "bác sĩ gia đình" "điều" người bệnh đến bệnh viện Bạch Mai để lừa đảo.

    Khoác lên mình chiếc áo blouse trắng có chữ của bệnh viện Bạch Mai, khéo léo hẹn bệnh nhân để "khám" trong viện nhưng hành vi đó của Bảo đã không qua mặt được lực lượng bảo vệ ở đây. Vào chiều 22/5/2013, khi đang hành nghề ở khoa Chẩn đoán hình ảnh, Vũ Quốc Bảo đã bị nhân viên phòng Bảo vệ chính trị nội bộ, bệnh viện Bạch Mai bắt giữ.

    Anh Nguyễn Văn Tuất (tổ hành chính - phòng Bảo vệ chính trị nội bộ) một trong những người tham gia bắt giữ đối tượng Bảo kể lại. Thời gian qua, lực lượng bảo vệ chính trị nội bộ của bệnh viện đã nhiều lần bắt giữ những đối tượng cò mồi, lừa đảo, trộm cắp trong bệnh viện. Đặc biệt là giai đoạn cuối năm.

    "Khoảng tháng 11/2013, chúng tôi nhận được tin báo có một nam thanh niên mặc áo blouse trắng của bệnh viện giả danh bác sĩ để lừa đảo bệnh nhân gây hoang mang cho người bệnh. Chuyện lừa đảo trong bệnh viện không phải là chuyện hiếm, nhưng đây là kẻ giả danh người của viện để làm bậy nên lãnh đạo phòng quyết định tăng cường cảnh giác, bằng mọi giá phải lật tẩy được kẻ giả danh bác sĩ" - anh Tuất nhớ lại.

    Ngày 18/11/2013, chị Trần Thúy Ph. (28 tuổi, ở phố Nguyễn Chính, quận Hoàng Mai) đã có đơn trình báo với bệnh viện Bạch Mai về việc qua trang mạng "Bác sĩ gia đình", chị có liên hệ với thạc sĩ - Bác sĩ Vũ Ngọc Huy lúc 4h30 chiều và được đưa vào khoa Chẩn đoán hình ảnh, khu vực bệnh nhân chụp mạch vành để khám và làm xét nghiệm tế bào ở khoa Da liễu.

    Sau đó, chị Ph. lại được hẹn ở căng tin tầng 1 nhà P (khu vực thường phục vụ cho nhân viên y tế bệnh viện Bạch Mai - PV ) để tư vấn về thuốc. Người này đi lên tầng 2 lấy thuốc rồi thu 1,7 triệu đồng và 100 nghìn tiền công khám của chị Ph., hẹn 10 ngày sau khám lại. Theo hẹn chị Ph. lên khám lại nhưng "bác sĩ" Huy lại không có mặt nên đã tới khoa Da liễu để khám lại. Khoa Da liễu xác nhận không có bác sĩ tên là Vũ Ngọc Huy. Đến lúc này, chị Ph. mới biết đã bị bác sĩ dỏm lừa nên hai vợ chồng chị đã viết đơn trình báo với lực lượng bảo vệ bệnh viện về sự việc.

    Được sự chỉ đạo của lãnh đạo phòng Bảo vệ chính trị nội bộ cũng như lãnh đạo bệnh viện, những "trinh sát" nghiệp dư như anh Tuất đã lập một "chuyên án" để vạch mặt "bác sĩ" dỏm. Ở bệnh viện Bạch Mai, hàng ngày có hàng nghìn người vào khám bệnh, chưa kể người nhà của họ, bản thân cán bộ, nhân viên y tế của bệnh viện rất đông nên việc theo dõi, bắt giữ những kẻ lừa đảo là chuyện không hề dễ dàng, nhất là thông tin về đối tượng chỉ dựa vào lời kể của một số nạn nhân chứ chưa ai biết mặt.

    Cất vó

    Sau 3 tháng theo dõi và nhiều lần "vồ hụt" kẻ giả danh bác sĩ bởi sự ranh mãnh của đối tượng, đến chiều ngày 22/2, những "trinh sát" nghiệp dư phối hợp với một số nhân viên y tế của bệnh viện đã bắt giữ "bác sĩ dỏm" khi hắn đang hành nghề ở khoa Chẩn đoán hình ảnh.

    Anh H., kỹ thuật viên khoa Chẩn đoán hình ảnh kể lại, trong khi trực, anh gặp một thanh niên mặc áo blouse trắng, đội mũ xanh, đeo tai nghe tại hành lang của khoa. Khi đi ngang qua, người này cười chào anh rất tươi, rồi sau đó đi vào trong buồng bệnh dành cho bệnh nhân chụp mạch vành - nơi người bệnh chờ để làm các thủ thuật chụp, chiếu.

    Ngày thứ bảy khoa vắng bệnh nhân nên việc một nhân viên y tế đi vào khoa rồi cầm túi nilon thuốc, giải thích cho người bệnh khiến anh H. chú ý hơn. "Bác sĩ" này vừa lạ mặt nhưng lại đeo thẻ ngược so với các bác sĩ khác càng khiến anh H. tò mò. Nhớ lại thông báo của lực lượng bảo vệ bệnh viện về những kẻ xấu giả danh bác sĩ lừa đảo trong bệnh viện càng khiến anh H. nghi ngờ đối tượng này.

    Anh Nguyễn Văn Tuất cho biết, ngày hôm đó lực lượng bảo vệ đã theo dõi đối tượng này và chờ đến lúc "bác sĩ" lừa lấy tiền của bệnh nhân thì ập vào bắt quả tang. Nhưng vì gã "bác sĩ" bị lộ tẩy khi gặp anh H. nên buộc các anh phải bắt giữ để làm rõ thực hư.

    Tại phòng Bảo vệ chính trị nội bộ, bệnh viện Bạch Mai, thanh niên này thú nhận đã đóng giả bác sĩ vào bệnh viện. "Bác sĩ" khai nhận là Vũ Quốc Bảo - 31 tuổi, quê ở Yên Lộc, Can Lộc, Hà Tĩnh. Bảo cũng nói rằng ống nghe là mua từ 3 năm trước, còn áo blouse là nhặt được ở hành lang bệnh viện cũng 3 tháng trước.

    Không chỉ dừng lại ở hành vi ''cò mồi'' thông thường, kẻ giả danh này còn tự nhận mình là thạc sĩ, lập trang web giới thiệu về bác sĩ gia đình, hẹn bệnh nhân ngay tại phòng bệnh... như thật. Không chỉ có trường hợp bệnh nhân gặp chiều 22/2 bị lừa, Bảo cũng thừa nhận về việc đã lừa chị Ph. trước đó.

    Sau khi đấu tranh khai thác thông tin và lập biên bản sự việc, lực lượng bảo vệ bệnh viện Bạch Mai đã bàn giao đối tượng Vũ Quốc Bảo cho công an phường Phương Mai, quận Đống Đa, Hà Nội để tiếp tục điều tra làm rõ. 

    Viên "bác sĩ dỏm" cáo già

    Anh Tuất kể, lực lượng của tổ hành chính khá mỏng lại phải kiêm nhiều việc, từ giữ gìn an ninh trật tự, bắt giữ những kẻ trộm cắp, móc túi lại phải thay phiên nhau theo dõi, thực hiện "chuyên án" nên khá vất vả.

    Nhiều lần các "trinh sát" phải "giả danh" người bệnh, vào trang web "Bác sĩ gia đình" của đối tượng để lấy số điện thoại sau đó gọi điện cho "bác sĩ Huy". Nhiều lần gọi qua, nhắn lại nhưng gã "bác sĩ dỏm" rất cáo già, không dễ gì bị sập bẫy.

    Một cán bộ của phòng Bảo vệ chính trị nội bộ cho biết thêm, có những hôm anh em đóng giả bệnh nhân gọi vào máy của Bảo và "điều" được Bảo vào tận bệnh viện Bạch Mai nhưng hắn liên tục thay đổi địa điểm và thời gian hẹn gặp người bệnh. Lúc thì hẹn ở khoa này, lúc lại ở căng tin nọ và khi "đánh hơi" thấy bóng dáng của lực lượng bảo vệ, Bảo nhanh chân lẩn vào đám đông người nhà bệnh nhân để trốn thoát.

    Hà Khê - Long Nguyễn

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tiet-lo-bat-ngo-ve-nhung-trinh-sat-nghiep-du-bat-bac-si-rom-a23130.html
    Nghi vấn thuốc chữa bệnh dởm

    Nghi vấn thuốc chữa bệnh dởm "xâm nhập" bệnh viện

    Liên tiếp trong vòng 1 tháng ở Hà Tĩnh đã xảy ra 3 vụ sốc phản vệ do thuốc. Khi gia đình ông Nguyễn Xuân Hồng (75 tuổi) ở huyện Cẩm Xuyên chưa vơi hết nỗi đau mất người thân, thì mới đây nhất, một gia đình tại Hương Khê đang rơi vào nỗi hoang mang tuột độ về sự sống còn của cậu con trai 4 tuổi.rn

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Nghi vấn thuốc chữa bệnh dởm

    Nghi vấn thuốc chữa bệnh dởm "xâm nhập" bệnh viện

    Liên tiếp trong vòng 1 tháng ở Hà Tĩnh đã xảy ra 3 vụ sốc phản vệ do thuốc. Khi gia đình ông Nguyễn Xuân Hồng (75 tuổi) ở huyện Cẩm Xuyên chưa vơi hết nỗi đau mất người thân, thì mới đây nhất, một gia đình tại Hương Khê đang rơi vào nỗi hoang mang tuột độ về sự sống còn của cậu con trai 4 tuổi.rn

    Đưa phong bì cho bác sĩ sẽ bị xử phạt 30 triệu

    Đưa phong bì cho bác sĩ sẽ bị xử phạt 30 triệu

    Nghị định 176/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế có nhiều điểm mới. Theo đó, nghị định này cũng quy định việc hối lộ, đưa phong bì cho bác sĩ sẽ bị phạt 30 triệu và có hiệu lực từ ngày 31/12.