+Aa-
    Zalo

    Tìm hiểu về bệnh rối loạn thần kinh thực vật.

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Bệnh rối loạn thần kinh thực vật đang ngày càng phổ biến. Tuy bệnh không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng tác động rất lớn tới sinh hoạt của người bệnh.

    Bệnh rối loạn thần kinh thực vật đang ngày càng phổ biến. Tuy bệnh không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng tác động rất lớn tới sinh hoạt của người bệnh.

    Hệ thần kinh thực vật gồm hệ giao cảm và hệ phó giao cảm. Sự mất cân bằng của hệ giao cảm và phó giao cảm dẫn đến bệnh lý của hệ thần kinh thực vật. Tùy thuộc vào loại rối loạn mà biểu hiện thành các triệu chứng lâm sàng đa dạng khác nhau:

    * Với hệ thần kinh: rối loạn vận mạch gây đau đầu khi thay đổi thời tiết gây rối loạn tuần hoàn não, giảm trí nhớ, giảm tập trung, ngủ kém, lo âu, buồn bực vô cớ.

    * Với hệ tim mạch: gây hồi hộp, hụt hơi, tim nhanh hoặc chậm, huyết áp tăng giảm thất thường, đau thắt ngực, thiểu năng mạch vành, khó thích ứng với hoạt động thể lực, nhịp tim thay đổi một cách chậm chạp hoặc không thay đổi để đáp ứng kịp thời với hoạt động thể lực hoặc tập thể dục.

    * Với hệ tiêu hóa: Rối loạn tiêu hóa, do rối loạn chức năng co bóp của dạ dày, ruột. Gây ra cảm giác nhanh no sau khi ăn, ăn không ngon, tiêu chảy, táo bón, đầy hơi, buồn nôn, nôn, khó nuốt và ợ hơi. Kích thích đại tiện khi căng thẳng.

    * Với hệ tiết niệu: Rối loạn tiết niệu, bao gồm tiểu khó, tiểu không tự chủ, kích thích tiểu tiện khi căng thẳng và tiểu không hết nước tiểu, có thể dẫn đến nhiễm trùng đường tiết niệu.

    * Với hệ bài tiết: Rối loạn tiết mồ hôi, giảm tiết hoặc tăng tiết quá mức, ảnh hưởng tới khả năng điều tiết nhiệt độ cơ thể, nóng lạnh bất thường.

    * Với hệ hô hấp: co thắt cơ trơn phế quản gây khó thở, tăng khi thay đổi thời tiết hoặc căng thẳng. Hụt hơi khó thở, tức ngực. Ngạt mũi do giãn cuốn mũi.

     

    * Với hệ cơ xương khớp: máy cơ, buồn bực chân tay, đau nhức xương khớp khi trở trời.

    * Với hệ sinh dục: Rối loạn tình dục, bao gồm cả vấn đề đạt được hoặc duy trì sự cương cứng (rối loạn chức năng cương dương) hoặc các vấn đề xuất tinh ở nam giới và khô âm đạo, khó đạt cực khoái ở phụ nữ. Rối loạn kinh nguyệt.

    * Với hệ lông tóc móng: có thể gây rụng tóc, da khô, hư móng, co giãn mạch ngoài da ...

    * Các triệu chứng khác như: Mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ, đau đầu, ớn lạnh, đau mỏi vai gáy, đau mỏi cột sống, rối loạn kinh nguyệt, rối loạn lo âu, có người cảm giác không sống nổi, như sắp chết. Phản ứng sinh học chậm chạp với ánh sáng và gây ra những khó khăn khi lái xe vào ban đêm.

     

    Biểu hiện rối loạn thần kinh thực vật:

    Tùy cơ quan bị ảnh hưởng mà có các biểu hiện tương ứng, và cơn có thể kết thúc đột ngột làm cho người ngoài tưởng rằng bệnh nhân giả bộ. Có người phải vào viện cấp cứu nhưng khi khám xét lại không có bệnh gì rõ ràng. Nhiều người cảm thấy triệu chứng xảy ra bất thường quá giống như giả đò nên có thái độ trầm cảm và nghĩ rằng mình bị rối loạn tâm thần nên đến chuyên khoa tâm thần. Triệu chứng biểu hiện của bệnh chỉ gây ra khó chịu cho người bệnh và kéo dài làm thay đổi tâm lý, giảm chất lượng sống; thường không nguy hiểm.

    Điều trị

    Về tây y: Để điều trị, bệnh nhân thường được dùng các thuốc điều trị triệu chứng và dùng tâm lý liệu pháp, vận động liệu pháp…Một sai lầm trong điều trị là vấn đề dùng thuốc ngủ, có thể tạo thêm rối loạn khác. Hiện đối với thể bệnh bị trầm cảm người ta dùng thuốc chống trầm cảm, đối với rối loạn nhịp tim nhanh thì dùng thuốc kiểm soát nhịp tim và nói chung là điều trị triệu chứng.

    Do tính chất không nguy hiểm nên người bệnh thường không được quan tâm đúng mức, bị từ chối điều trị và càng làm cho bệnh nhân lo lắng.

     Đông y: Rối loạn thần kinh thực vật là bệnh cơ năng, đông y cho rằng nguyên nhân là rối loạn điều hoà của các tạng phủ, mất cân bằng âm dương. 

     

     Tinh hoa TKTV là sản phẩm truyền thống của Y dược Tinh Hoa có tác dụng điều hoà công năng tạng phủ nên thuốc có tác dụng điều trị tận gốc. Nếu có dấu hiệu của thiểu năng tuần hoàn não thì nên kết hợp thêm Tinh Hoa Tuần Hoàn Não. Nếu kèm theo chóng mặt mất thăng bằng thì kết hợp Tinh Hoa TIDI.

    Ngoài ra kết hợp phương pháp Vật lý trị liệu: xông hơi thuốc trên huyệt, xoa bóp, bấm huyệt cũng giúp cho kết quả điều trị cao hơn và nhanh khỏi hơn. Nói chung Rối loạn thần kinh thực vật cần điều trị kiên trì kết hợp tập thể dục hàng ngày.

    Phòng bệnh: Tập hít thở sâu xoa vùng trên rốn (đám rối dương) hàng ngày có giá trị lớn trong phòng và điều trị rối loạn thần kinh thực vật

    Anh Dương Đức Nghĩa  - 33 Hàng Lược, Hoàn Kiếm, Hà Nội, là bệnh nhân điển hình, anh có cảm giác như sắp chết, không sống nổi, sau khi điều trị bằng thuốc Tinh Hoa anh đã khỏi, khi vợ anh bị bệnh anh lại đưa chị đến Y DƯỢC TINH HOA khám. Xem vợ chồng anh Nghĩa phát biểu:  Tại đây

    Anh Bùi Văn Tịnh  -  Mạc Hạ, Công Lý, Lý Nhân, Hà Nam. ĐT 01652269454. Chữa khỏi rối loạn thần kinh thực vật, thiểu năng tuần hoàn não, mỡ máu cao, thoái hoá cột sống cổ.

    Công ty Y Dược Tinh Hoa LD Hàn Việt sử dụng công nghệ bào chế hiện đại dạng viên nang nên việc sử dụng sản phẩm “Tinh Hoa” rất dễ dàng. Mua sản phẩm “Tinh Hoa” cũng thuận lợi vì đã có bán ở khắp các tỉnh thành trong cả nước.

    Xem địa chỉ mua sản phẩm “Tinh Hoa” Tại đây

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tim-hieu-ve-benh-roi-loan-than-kinh-thuc-vat-a36575.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan