+Aa-
    Zalo

    Tìm kiếm máy bay Malaysia tiêu tốn bao nhiêu?

    • DSPL
    ĐS&PL (ĐSPL) - Đó là câu hỏi tế nhị mà hầu hết các nước tham gia tìm kiếm chuyến bay MH370 mất tích đều không muốn trả lời, ít ra vào thời điểm này.
    (ĐSPL) - Đó là câu hỏi tế nhị mà hầu hết các nước tham gia tìm kiếm chuyến bay MH370 mất tích đều không muốn trả lời, ít ra vào thời điểm này.
    Theo AP, chỉ riêng Mỹ đã chi tới hàng triệu USD, trong khi chi phí của Trung Quốc và Australia còn nhiều gấp bội. Australia đã chi hơn nửa triệu USD cho một trong những con tàu mà nước này huy động tìm kiếm máy bay Malaysia mất tích ở Ấn Độ Dương.
    Tìm kiếm máy bay Malaysia tiêu tốn bao nhiêu?

    Hầu hết các nước tham gia tìm kiếm chuyến bay MH370 mất tích đều không muốn nói đến chi phí.

    Các chuyên gia quân sự nói rằng khó có thể tính đúng, tính đủ chi phí cho cuộc tìm kiếm chuyến bay MH370 mất tích đã một tháng qua, nhất là khi rất nhiều khoản chi phí được tính cho các hoạt động tìm kiếm và cứu nạn.
    Chuyên gia phân tích kinh tế quốc phòng Mark Thomson của  Viện chính sách chiến lược do chính phủ Australia tài trợ nói: “Liệt kê số lượng máy bay và tàu thuyền tham gia tìm kiếm, tôi có thể nói đó là một con số rất lớn. Nhưng điều này sẽ không có nhiều ý nghĩa, bởi vì dù sao đi chăng nữa, chúng ta vẫn phải chi tiền cho tàu thuyền, máy bay, phi công và thủy thủ để làm công việc đó”.
    Hơn 20 quốc gia đã tham gia cuộc tìm kiếm chiếc Boeing 777-200 mất tích ngày 8/3 của Malaysia Airlines.  Khi công cuộc tìm kiếm chuyển sang vùng biển hẻo lánh ở nam Ấn Độ Dương, các nước (Trung Quốc, Australia, Malaysia, Mỹ, Anh , New Zealand, Nhật Bản và Hàn Quốc) đã huy động nhiều tàu thủy và máy bay lùng sục.
    Chỉ riêng trong ngày 7/3, đã có tới 9 máy bay quân sự, 3 máy bay dân sự và 14 tàu được huy động để tìm kiếm một vùng biển rộng tới 234.000 km2.
    Malaysia đã nhiều lần từ chối trả lời các câu hỏi về chi phí của công việc tìm kiếm chuyến bay MH370 mất tích.
    "Không ai – cả chính phủ Malaysia lẫn các nước  đối tác - nói về tiền bạc. Tất cả đều cố gắng tìm kiếm chiếc máy bay (mất tích) ", Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia, Hishammuddin Hussein, nói tại một cuộc họp báo tháng trước.
    Bộ Quốc phòng Mỹ đã được phân bổ 4 triệu USD để giúp tìm kiếm chiếc Boeing 777 của Malaysia mất tích. Từ ngày 8 đến ngày 24/8, Mỹ đã chi hết  3,2 triệu USD.  Lầu Năm Góc cũng đã phân bổ 3,6 triệu USD để trang trải cho chi phí vận hành thiết bị định vị “pinger” để phát hiện tín hiệu dưới nước của hộp đen máy bay và cho một thiết bị lặn tự động tìm kiếm xác máy bay ở dưới đáy sâu đại dương .
    Bộ Quốc phòng Australia cho biết chi phí trực tiếp cho việc vận hành tàu tìm kiếm HMAS Success là  550.000 USD mỗi ngày và cho một tàu khác là  HMAS Toowoomba  khoảng  380.000 USD mỗi ngày. Nhưng ngoài các khoản chi phí trực tiếp như nhiên liệu , dịch vụ và tiền lương thủy thủ đoàn, người ta còn phải kể đến các chi phí gián tiếp như quản lý, nhà cửa và khấu hao thiết bị.
    Tuy đã huy động một số lượng lớn tàu và máy bay tham gia công việc tìm kiếm chuyến bay MH370 mất tích, nhưng Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã không trả lời câu hỏi về chi phí phải bỏ ra.
    Geoff Davies, một phát ngôn viên của quân đội New Zealand, cho biết chi phí của nước ông sẽ lấy từ ngân sách dành cho các hoạt động tìm kiếm cứu nạn , mặc dù có khả năng phát sinh thêm nhiều chi phí phụ trội vì sự phức tạp chưa từng có của công việc tìm kiếm.
    Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết họ không thể cung cấp con số chính xác vì việc tìm kiếm vẫn đang tiếp tục. Chi phí của các hoạt động tìm kiếm chuyến bay MH370 được cho là vẫn nằm trong khuôn khổ 880 triệu yên (8,8 triệu USD) ngân sách cứu trợ khẩn cấp dành cho Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản.
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tim-kiem-may-bay-malaysia-tieu-ton-bao-nhieu-a28458.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan