8 kỹ nữ tài danh nổi tiếng bậc nhất trong lịch sử Trung Hoa


Thứ 6, 19/10/2018 | 14:06


Cuộc đời và những thị phi gắn liền với tên của 8 nàng kỹ nữ tài danh bậc nhất lịch sử Trung Hoa khiến người đời có cái nhìn khác về thân phận chốn kỹ viện, lầu xanh.

Cuộc đời và những thị phi gắn liền với tên của 8 nàng kỹ nữ tài danh bậc nhất lịch sử Trung Hoa khiến người đời có cái nhìn khác về thân phận chốn kỹ viện, lầu xanh.

1. Su Xiao 苏小小

Su Xiao 苏小小 - Ảnh: CNW

Su Xiao, hay còn được gọi là Su Xiaojun, là một kỹ nữ nổi danh ở thành phố Qiantang (Hàng Châu, Chiết Giang ngày nay) trong triều đại Nam Tề (479–502). Nàng qua đời khi chỉ mới 19 tuổi.

Trái ngược với quan điểm thời ấy về phận nữ nhi không được học chữ lại làm nghề này, những bài thơ của nàng được truyền tụng khắp mọi nơi. Một số người cho rằng nàng không muốn kết hôn vì muốn chia sẻ nhan sắc và tài năng của mình với mọi người trong khi những thục nữ khác chỉ muốn yên bề gia thất.

2. Li Shi 李师师

Li Shi là kỹ nữ ở Khai Phong – kinh đô của triều đại nhà Tống (960-1127). Li nổi bật vì tính linh hoạt đáng ngạc nhiên, giọng hát trời phú, những điệu múa hút hồn tài và thơ ca thiên bẩm hơn người. Tài năng và vẻ đẹp của nàng thu hút nhiều nhà văn, nhà thơ, những người thượng lưu và thậm chí cả Hoàng đế Tống Huy Tông tới thưởng thức.

3. Chen Yuan 陈圆圆

Chen Yuan (1624-1681) là một kỹ nữ bậc nhất ở Thường Châu vào cuối triều đại nhà Minh và triều đại nhà Thanh. Nàng vừa là một ca sĩ xuất sắc vừa là một vũ nữ tài giỏi nhưng đời tư không được hạnh phúc. Sau khi kết hôn với tướng quân Wu Sangui, vẻ đẹp tuyệt trần của nàng đã khiến Li Zicheng - một tưởng chỉ huy phiến quân chống lại triều đại nhà Minh phải say mê và rắp tâm bắt cóc.

Đây chính là một trong những lý do khiến Wu Sangui mở cổng thành cho kẻ địch bởi quá lo lắng về tính mạng người thiếp yêu. Ở tuổi già, nàng kỹ nữ năm nào trở thành một nữ sĩ nhưng một số nguồn tin cho rằng bà đã tự tử.

4. Liu Rushi 柳 如是

Liu Rushi (1618–1664) sống ở triều đại nhà Minh (1368-1644) được nhiều học giả xem như kỹ nữ đáng kính nhất lịch sử Trung Quốc cổ đại. Nàng rất tài năng, giỏi thơ phú, thư pháp, vẽ tranh và đàn tam thập lục. Không chỉ vậy, nàng đã tỏ rõ khí tiết nữ trung khi sẵn sàng tự vẫn thủ tiết sau cái chết của phu quân Qi Qianyi.

5. Dong Xiaowan 董小婉

Dong Xiaowan (1624-1651) - Ảnh: CNW

Dong Xiaowan (1624-1651) là một trong “8 kỹ nữ mê hoặc nhất” dọc sông Dương Tử ở Nam Kinh. Trước vô vàn lời ong bướm từ các vương tôn công tử, nàng lại chọn chàng thư sinh Mao Pijiang với dung nhan khiêm nhường mà tuấn tú, giản dị mà thanh lịch và chấp nhận phận thê thiếp. Dong Xiaowan qua đời ở tuổi 27 do bạo bệnh.

6. Li Xiangjun 李香君

Li Xiangjun (1624-1653) cũng là một trong “8 kỹ nữ mê hoặc nhất” cùng Dong Xiaowan và 6 người phụ nữ khác. Bà giỏi hát, thơ và chơi đàn tam thập lục. Li Xiangjun sau đó kết hôn với Hou Fangyu (một học giả trẻ nổi tiếng trong triều đại Nam Minh), người theo tư tưởng phản Thanh phục Minh. Li Xiangjun luôn ủng hộ người tình nhưng đã bị phản bội và chê cười do thân phận kỹ nữ. Nhiều người nói rằng bà đã tự vẫn ở sông Dương Tử.

7. Sai Kim Hoa 赛金花


Sai Kim Hoa (1870 hoặc 1864 - 1936) - Ảnh: CNW

Sai Kim Hoa (1870 hoặc 1864 - 1936) nổi tiếng vào cuối triều đại nhà Thanh dù chỉ ở kỹ viện 3 năm. Sau khi kết hôn với Hong Jun - một quan lớn trong triều đã xin từ quan, bà bắt đầu tận hưởng cuộc sống xa hoa.

Bà từng tới Nga, Đức, Úc và Hà Lan, được chiều chuộng như báu vật nhưng khi người chồng qua đời, bà bị chính thất đuổi khỏi nhà. Sau khi quân Đồng minh xâm lược Bắc Kinh, bà buộc phải quan hệ với một sĩ quan Đức và biến mất từ năm 1936.

8. Xiao Fengxian 小凤仙

 

Xiao Fengxian (1900-1954) - Ảnh: CNW

Xiao Fengxian (1900-1954) là ngôi sao sáng nhất ở Bada Hutong – kỹ viện lớn nhất Bắc Kinh vào cuối triều đại nhà Thanh. Mối tình ngang trái của bà với Tướng quân Cai E - một nhà lãnh đạo cách mạng Trung Quốc - và Viên Thế Khải, từng khiến các nhà sử học tốn nhiều giấy mực. Cuối đời, bà chết trong âm thầm và đau khổ bên một người chồng hờ hững và chỉ đam mê danh vọng.

Thu Phương (Theo ChinaWhisper)

Link nguồn: https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/8-ky-nu-tai-danh-noi-tieng-bac-nhat-trong-lich-su-trung-hoa-a248267.html