Bí ẩn chương trình thí nghiệm tạo ra "chủng tộc siêu việt" trong lịch sử


Thứ 2, 14/09/2020 | 13:42


Cùng sự kiện

Đây là một chương trình nhằm tăng độ thuần chuẩn và dân số của "chủng tộc Aryan ưu việt" dưới thời đế chế Đức Quốc xã.

Đây là một chương trình nhằm tăng độ thuần chuẩn và dân số của "chủng tộc Aryan ưu việt" dưới thời đế chế Đức Quốc xã.

Trùm phát xít Adolf Hitler.

Năm 1933, Hitler lên nắm quyền và trở thành người đứng đầu nước Đức, ngay sau đó Thế chiến II nổ ra. Chỉ từ năm 1939 - 1941, đế quốc Đức nhanh chóng chiếm đóng 14 quốc gia ở Châu Âu.

Vào năm 1935, Heinrich Himmler, đội trưởng chỉ huy thứ hai của lực lượng Đức Quốc xã, thành lập một chương trình "điên rồ" mang tên "Lebensborn" (Tạm dịch: Suối nguồn sinh mệnh), với mục đích nuôi cấy nhân tạo nhằm tăng dân số của "chủng tộc Aryan ưu việt", dựa trên thuyết ưu sinh của Hitler.

Heinrich Himmler, đội trưởng chỉ huy thứ hai của lực lượng Đức Quốc xã.

Vào đầu thế kỷ 19, "Học thuyết tiến hóa của Darwin" (tiếng Anh: Darwinism) tương đối thịnh hành. Tuy nhiên, sự sống sót của những người khỏe mạnh nhất trong điều kiện tự nhiên là quá chậm đối với Hitler, do đó phải tiến hành sự can thiệp của con người để đẩy nhanh quá trình nuôi dưỡng hình thành một siêu chủng tộc.

Đây là ý định ban đầu của chương trình "Lebensborn". Họ tuyên bố rằng chương trình này là "siêu dự án thế kỷ" của Đức và vì một tương lai tốt đẹp hơn cho nhân loại. Và rồi những công dân yêu nước, có vô số cô gái cam tâm tình nguyện tham gia trại sinh sản của dự án.

"Lebensborn" ban đầu chỉ tập hợp những phụ nữ đang mang thai. Những sản phụ được chọn sẽ được chăm sóc cẩn thận và những đứa trẻ của họ sau khi sinh ra sẽ được ở lại nuôi nấng bồi dưỡng trong trại thực nghiệm.

Tuy nhiên, trại thử nghiệm còn là nơi mà tất cả các người phụ nữ chưa chồng đều khao khát, trong khi đó số người phụ nữ mang thai vượt qua cuộc đánh giá độ thuần chủng của chủng tộc không nhiều. Do đó họ đã nghĩ ra cách tạo ra những phụ nữ mang thai thuần chủng.

Nhứng người phụ nữ tham gia chương trình "Lebensborn".

Năm 1936, cô gái 18 tuổi Hildegartrutz vừa tốt nghiệp đã được trại thử nghiệm mời gọi. Lúc này cô gái rất bối rối, họ nói với cô gái rằng, nếu không biết tương lai bạn sẽ làm công việc gì? Hãy cân nhắc sinh con cho nguyên thủ quốc gia. Vì tình yêu quê hương đất nước, cô gái nhanh chóng đồng ý và tham gia nhóm sinh con cùng hàng trăm người phụ nữ được chọn khác.

Thế nhưng, một trinh nữ không thể sinh con một mình, và họ được xếp cặp với những sĩ quan của lực lượng Đức quốc xã. Các cô gái sẽ được tùy ý lựa chọn cặp với các sĩ quan trong trại thử nghiệm. Bác sĩ sẽ giúp họ xác định ngày rụng trứng, và họ sẽ trải qua ba ngày ba đêm với sĩ quan của mình trong một căn phòng riêng tư.

10 tháng sau, Hildegartrutz hoàn thành nhiệm vụ và hạ sinh một bé trai rất kháu khỉnh, cô gái rời trại với niềm tự hào. Còn trong trại thực nghiệm, chỉ những đứa trẻ khỏe mạnh sinh ra mới có thể sống sót.

Chỉ những đứa trẻ khỏe mạnh nhất mới có thể sống sót qua chương trình thử nghiệm "Lebensborn".

Himmler đã thành lập 10 trại thử nghiệm "Lebensborn" ở Đức. Trong giai đoan năm 1935 - 1945, tổng cộng 36 trại "Lebensborn" trên khắp châu Âu với hơn 8.000 trẻ sơ sinh khỏe mạnh thuần chủng được sinh ra. Tuy nhiên, tham vọng của Hitler lớn hơn rất nhiêu, mục tiêu của ông là đạt hơn 100 triệu người vào năm 1980.

Năm 1942, quân đội Đức xâm lược Crimea và tìm thấy một cậu bé tóc vàng như thiên thần, cậu cùng với 250.000 đứa trẻ khác được mang về nước Đức. Trải qua con đường thử nghiệm của Đức Quốc xã, chỉ còn vài đứa trẻ sống sót.

Để đẩy nhanh chương trình siêu chủng tộc, các thí nghiệm mở rộng với các cặp song sinh được phát triển trên cơ sở "Lebensborn".

Vào đầu những năm 1940, Joseph Mengele được chuyển đến trại tập trung Auschwitz, đây là nơi thử nghiệm sinh đôi "bất thường" của anh ta. Theo thống kê liên quan, Mengle đã từng thử nghiệm 1.500 cặp sinh đôi, kết quả là chưa đến 100 cặp sống sót.

Joseph Mengler là một người theo chủ nghĩa hoàn hảo, vì vậy bất kỳ đối tượng thử nghiệm có sai sót sẽ đi đưa vào buồng khí độc.

Cặp chị em sinh đôi Eva và Miriam.

Eva và Miriam là chị em sinh đôi, họ là những người sống sót sau chương trình thí nghiệm song sinh.

Thí nghiệm di truyền song sinh do Mengle thực hiện nhằm tìm hiểu những điểm giống và khác nhau trong di truyền của các cặp song sinh, đồng thời nghiên cứu cách tăng cơ hội sinh đôi thông qua các phương tiện nhân tạo.

Eva và Miriam sau đó kể lại rằng trong quá trình thực hiện thí nghiệm, họ sẽ được đưa đến một căn phòng trống vào mỗi thứ 2, thứ 4 và thứ 6, quần áo sẽ bị lột sạch, và Mengle sẽ đến để kiểm tra so sánh những điểm giống và khác nhau trên toàn cơ thể, quá trình này thường kéo dài 8 giờ.

Vào thứ 3, thứ 5 và thứ 7 hàng tuần, họ sẽ được gửi đến phòng thí nghiệm để xét nghiệm máu và tiêm một lượng lớn thuốc kỳ lạ. Eva và Miriam là cặp song sinh may mắn trong chương trình thí nghiệm này.

Khi Thế chiến II kết thúc vào năm 1945, chỉ còn chưa đầy 100 cặp sinh đôi còn sống trong phòng thí nghiệm song sinh, họ bước ra khỏi cửa và thấy rằng quân đội Đức đã biến mất, các cặp song sinh được quân đội Liên Xô giải cứu.

Năm 1960, Eva kết hôn với một người Mỹ, còn Miriam chuyển tới sống ở Israel và kết hôn ở đó. Khi Miriam sinh đứa con đầu lòng, thận của cô ấy bị nhiễm trùng, dùng mọi thứ thuốc đều không có tác dụng. Khi sinh đứa con thứ hai vào năm 1963, triệu chứng nhiễm trùng thận ltái phát.

Bác sĩ đã kiểm tra thận của Miriam và phát hiện ra rằng thận của cô tương đương với thận của một đứa trẻ vị thành niên. Điều đó có nghĩa, thận của Miriam đã không phát triển kể từ khi rời khỏi trại thử nghiệm.

Khi Miriam sinh đứa con thứ ba, thận của cô ngừng hoạt động và người chị Eva đã phải hiến thận cho cô. Eva nói, tôi có hai quả thận, nhưng chỉ còn một em gái, vì vậy tôi phải cứu Yam.

Tuy nhiên, vài năm sau, Miriam vẫn bị suy các cơ quan khác nhau và chỉ có thể dựa vào thuốc để duy trì sự sống của mình.

Vào tháng 6/1993, Miriam qua đời. Eva sống tới tháng 7/2019, thọ 85 tuổi.

Những người sống sót sau chiến tranh trong chương trình Lebensborn phải chịu cảnh đày đọa và kì thị trong một thời gian dài.

Sau Thế chiến II, điều gì đã xảy ra với những người phụ nữ và những đứa trẻ của "Lebensborn"?

Ngay khi chiến tranh kết thúc, người dân trong khu vực thường trả thù những người phụ nữ bằng cách cạo tóc họ và hắt hủi khỏi cộng đồng. Những người sống sót sau chiến tranh trong chương trình Lebensborn phải chịu cảnh đày đọa và kì thị trong một thời gian dài.

Hoa Vũ (Theo QQ)

Link nguồn: https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/bi-an-chuong-trinh-thi-nghiem-tao-ra-chung-toc-sieu-viet-trong-lich-su-a338433.html