+Aa-
    Zalo

    Bí mật hòn đảo "ngoài hành tinh" Socotra và loài cây "chảy máu"

    ĐS&PL Nếu bạn chìm vào một giấc ngủ dài và bất ngờ tỉnh dậy ở hòn đảo Socotra thì chắc chắn, bạn sẽ nghĩ rằng mình đã bị người ngoài hành tinh bắt cóc ra khỏi Trái Đất.

    Nếu bạn chìm vào một giấc ngủ dài và bất ngờ tỉnh dậy ở hòn đảo Socotra thì chắc chắn, bạn sẽ nghĩ rằng mình đã bị người ngoài hành tinh bắt cóc ra khỏi Trái Đất.

    “Hòn đảo ngoài hành tinh” Socotra với phong cảnh lạ lùng. - Ảnh: Thevintagenews.

    Hòn đảo này trải qua một quá trình hình thành địa chất phức tạp, là sự kết hợp của các khối núi granit cổ, các vách đá vôi và cao nguyên đá sa thạch đỏ. Ngày nay, Socotra được coi là viên ngọc của đa dạng sinh học ở biển Ả Rập. Người ta còn ví hòn đảo này như là nơi để tìm kiếm người ngoài hành tinh trên trái đất.  

    Quần đảo Socotra nằm ở phía tây bắc Ấn Độ Dương, gần vịnh Aden, dài 250km bao gồm 4 hòn đảo chính và 2 đảo đá, trong đó hòn đảo lớn nhất cũng được gọi là Socotra, chiếm tới 95% đất của quần đảo. 

    Dân số trên quần đảo Socotra không quá 43.000 người. Nghề truyền thống và chủ yếu của họ là ngư dân, chăn nuôi gia súc gia cầm và nông dân. Nhiều người phụ nữ trên quần đảo Socotra có mã di truyền ADN không thể tìm thấy ở nơi nào khác trên Trái đất.

    Hình ảnh người dân Socotra. - Ảnh: Thevintagenews.

    Nói đến số lượng và quy mô các loài động thực vật hoang dã trên thế giới này thì không đâu bằng châu Phi. Châu Phi là cái nôi của động thực vật hoang dã nhưng nói về một số loài động thực vật đặc hữu thì có lẽ châu Phi không bằng đảo Socotra, vì cây cối cũng như động vật ở đây không giống bất cứ nơi nào trên thế giới. 

    Môi trường khắc nghiệt với bãi cát rộng, hang động đá vôi và núi cao chót vót. Cộng thêm khí hậu nửa nhiệt đới, nữa sa mạc với nhiệt độ trung bình là 25 độ C và hầu như không có mưa làm xuất hiện những loài thực vật rất khác lạ. Theo đó, chúng đã tiến hóa để thích nghi với môi trường khắc nghiệt và thật đáng kinh ngạc khi có những loài đã phát triển từ 20 triệu năm trước.

    Trung tâm khảo cứu cây trồng Trung Đông chỉ ra rằng 307.825 (tức 37%) các loài thực vật trên Socotra là loài đặc hữu. Một số trong chúng được liệt vào Sách Đỏ của IUCN, với 3 loài thực vật cực kỳ nguy cấp và 27 loài thực vật nguy cấp hiện đang được bảo vệ. 

    Loài cây "chảy máu" kỳ lạ

    Loài cây huyết rồng mang chất nhựa đỏ như máu. - Ảnh: Thevintagenews.

    Cây huyết rồng là loại cây nổi bật nhất trong số 900 loài trên quần đảo hiện nay. Tên gọi kỳ lạ xuất phát từ nhựa cây mang màu đỏ như máu. Nhánh cây rất dài, trải rộng như bầu trời đang bao phủ mặt đất. Nó có tán lá dày đặc và khi nhìn từ trên cao xuống, nó trông giống như hình chiếc ô hoặc cây nấm khổng lồ.  Loài cây này có một truyền thuyết từ thời trung cổ rằng, chất nhựa tím của loài cây này trước đây là máu của rồng, có tác dụng chữa bệnh.

    Sau này được dùng để trang trí, làm thuốc nhuộm hoặc dùng trong y học, chữa trị các bệnh về hô hấp, tiêu hóa như tiêu chảy, sốt, viêm loét miệng, họng, đường ruột, dạ dày và là một vị thuốc cầm máu rất tốt.

    Ngoài ra nhựa của cây còn được sữ dụng trong các nghi lễ linh thiêng của các thầy phù thủy. Người ta tin rằng nhựa của cây Huyết rồng sẽ làm tăng hiệu lực cho các phép thuật phù thủy cho tình yêu, tình dục và sự bảo vệ.

    "Máu" của cây huyết rồng. - Ảnh: Thevintagenews.

    Nơi đây còn có một loài cây tuyệt vời khác được biết đến với cái tên “hoa hồng sa mạc” (Adenium Obesium), có hình dáng quyễn rũ và sức sống mạnh mẽ vươn mình trên mảnh đất đầy sỏi đá. Cây còn nở ra những đóa hóa hồng khổng lồ vào tháng 4 hằng năm. Người dân còn gọi là cây bầu sữa vì đặc điểm thân cây đồ sộ dự trữ nước quý giá cho vùng đất có khí hậu bán sa mạc này. Cây có thể đạt đến độ cao 5 mét và đường kính bề ngang 3 mét.

    Tháng 7/2008, Đảo Socotra đã được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới vì vẻ đẹp độc đáo, hoang sơ chưa bị con người tác động.

    Một số hình ảnh của hòn đảo Socotra - Ảnh: Thevintagenews.

    Bãi biển tuyệt đẹp của hòn đảo.

    Hoa hồng sa mạc.

    Bãi cát trắng tinh trải dài vô tận.

    Một số loài chim chỉ có thể được tìm thấy trên đảo.


    NGUYỄN QUỲNH (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/bi-mat-hon-dao-ngoai-hanh-tinh-socotra-va-loai-cay-chay-mau-a232300.html
    Sự kiện: Thế giới 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    vtc.vn
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan