Hàng ngàn phụ nữ Trung Quốc tìm về với gia đình sau nhiều thập kỷ bị bán làm ‘cô dâu nhỏ’


Thứ 3, 31/07/2018 | 13:45


Cùng sự kiện

Hàng chục ngàn cô con gái nuôi ở Phủ Điền, tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc đang tìm kiếm cha mẹ đẻ sau khi bị bán, bị buộc làm cô dâu trẻ em suốt nhiều thập kỷ.

Hàng chục ngàn cô con gái nuôi ở Phủ Điền, tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc đang tìm kiếm cha mẹ đẻ sau khi bị bán, bị buộc làm cô dâu trẻ em suốt nhiều thập kỷ.

Hàng ngàn người nỗ lực tìm kiếm cha mẹ đẻ

Khi còn trẻ, Ah Lin thường xuyên bị chế nhạo: "Cô là một đứa con gái không có mẹ". Suốt tuổi thơ nghèo khó, không biết đã bao nhiêu lần Ah Lin hi vọng nhận được một cái ôm ấm áp trong thời tiết lạnh thấu xương, khi cô chỉ có thể đi chân trần và run rẩy trong những bộ quần áo cũ của anh trai nuôi.

Ah Lin là một trong nhiều trẻ em gái từ các vùng khác của Trung Quốc bị bán bất hợp pháp cho những gia đình ở Phủ Điền. Đôi khi, họ được nuôi dưỡng như một “cô dâu nhỏ” cho những người anh em nuôi.

Những bé gái này bị gia đình chối bỏ, chủ yếu là vì quan điểm truyền thống muốn có con trai và chính sách một con của Trung Quốc (duy trì cho đến năm 2015).

Nhiều trẻ em gái Trung Quốc bị thất lạc cha mẹ đẻ từ khi còn nhỏ. Ảnh: Getty

Hầu hết những người này đều bị cho đi hoặc bị bán từ cuối những năm 1970, đầu những năm 1980. Hiện nay họ đang bắt đầu tìm hiểu danh tính thật, muốn được đoàn tụ với gia đình. Trong hoạt động "tìm kiếm gia đình" gần đây được tổ chức tại quận Cổ Điền, tỉnh Phúc Kiến vào đầu tháng 7/2018, nhiều phụ nữ đã tập hợp và đăng ký thông tin của họ và để lại mẫu máu để xác nhận thân nhân qua ADN.

Mỗi người trong số họ đều tích cực phân phát tờ rơi có chứa những mẩu thông tin nhỏ mà họ biết được về quá khứ của mình. Họ để lại các mẫu ADN tại trung tâm dữ liệu của tổ chức phi chính phủ và họ chia sẻ kinh nghiệm với những người có những khoảnh khắc đen tối tương tự trong cuộc đời - bị gia đình mình bỏ rơi ngay từ khi sinh ra và trưởng thành với nhiều gian khó.

Ah Lin đã đến thăm nhiều ngôi làng khác nhau nếu cảm thấy địa điểm đó có thể là nơi sinh của chính mình, nhưng cô ấy luôn trở lại trong nỗi thất vọng vì không thể tìm ra cha mẹ ruột. Ngoài quần áo em bé, cô không có manh mối về nguồn gốc của mình.

Theo luật pháp Trung Quốc, việc bỏ rơi một đứa trẻ là bất hợp pháp nên người ta thường vứt bỏ tất cả những thứ liên quan.

Cô con gái nuôi

"Đối với những cô gái này, việc tìm nguồn gốc không phải là cuộc hành trình dễ dàng. Một số người bị bỏ rơi từ khi còn quá nhỏ, không được học hành nhiều sẽ cảm thấy choáng ngợp với thông tin khi bắt đầu tìm cha mẹ đẻ”, Global Times đánh giá.

Nhờ sự phổ biến của xét nghiệm ADN và các nhóm WeChat trong những năm gần đây, các cô gái có hoàn cảnh tương tự đã tìm đến với nhau, tham gia các thư viện ADN và động viên lẫn nhau cách chia sẻ những câu chuyện thành công khi tìm cha mẹ.

Tổ chức trợ giúp tìm kiếm gia đình đã được thành lập vào năm 2015. Hầu hết các tình nguyện viên tự nhận là phụ nữ đến từ nhiều thành phố khác nhau ở tỉnh Phúc Kiến và Chiết Giang. Dữ liệu tổng hợp cho thấy năm sinh của những người phụ nữ đăng ký rơi vào khoảng thời gian từ năm 1960 - 1990, nhưng nhiều nhất là vào những năm 1970 và 1980.

Bill Chen (bút danh) là một tình nguyện viên của nhóm, nói với Global Times rằng cơ sở dữ liệu ADN của họ hiện có hơn 10.000 mẫu từ những người phụ nữ bị bỏ rơi. Tổ chức phi chính phủ đã tìm thấy thành công hơn 20 cặp chị em sinh học và năm cặp sinh đôi giống hệt nhau. Nhìn chung, 367 người đã tìm thấy gia đình của họ thông qua nhóm này.

Nhiều người nỗ lực tìm về với gia đình thực sự của mình. Ảnh: Global Times

"Phủ Điền là quê hương của những cô con gái nuôi", Xiao Jing khẳng định. Mặc dù cô có một cuộc sống tuyệt vời, đầy đủ, được gia đình cha mẹ nuôi yêu thương hết mực xong Xiao Jing chưa bao giờ từ bỏ cơ hội tìm kiếm gia đình ban đầu của mình. Ông nội nuôi của cô, người sắp xếp thỏa thuận đã giấu hết các chi tiết về cách cô được nhận nuôi cho đến khi ông qua đời.

"Tôi hiểu rằng việc cho tôi đi không phải là quyết định dễ dàng đối với gia đình ban đầu của tôi. Họ phải đưa ra một quyết định đau đớn vì buộc phải lựa chọn trong bối cảnh chính sách một con", cô Xiao Jing nói.

Theo một ước tính của các tổ chức phi chính phủ địa phương, tổng số cô gái bị bỏ rơi đã lên tới hàng chục ngàn người. Các báo cáo học thuật trong nước tiết lộ rằng một số gia đình nông thôn đã cố gắng vứt bỏ các bé gái của họ trong một nỗ lực để có một đứa con khác, hy vọng một đứa con trai.

Vào thời điểm đó, chính sách kế hoạch hóa gia đình của Trung Quốc hạn chế hầu hết các gia đình có nhiều hơn 1 đứa trẻ và quan điểm truyền thông ưu tiên con trai khiến tình hình trở nên tệ hơn.

Một gia đình nông thôn ở Trường Lạc, Phúc Châu đã sinh ra tổng cộng 8 cô con gái trước khi có một bé trai. Người cha không thể nuôi được nhiều trẻ em như vậy nên đã quyết định gửi 5 đứa trẻ đến một trung tâm buôn bán trẻ em, Caixin Media đưa tin.

Vào năm 2003, giới truyền thông Trung Quốc đã đến thăm trường tiểu học Jingli ở Linh Xuyên, Phủ Điền và nhận thấy rằng trong số 60 học sinh lớp 6 có tới 33 trẻ là con gái, trong đó có 14 em đã được nhận làm con nuôi.

Có những người sau khi trưởng thành vẫn luôn ao ước được gặp cha mẹ đẻ. Ảnh: Global Times

Cô dâu nhỏ

Ở tuổi 16, Jin Yan đã bị bắt cóc rồi sau đó bị người môi giới địa phương bán lại như một cô dâu trẻ em. Ban đầu, Jin Yan sống trong gia đình mới với thân phận như cô con gái nuôi, nhưng trên thực tế, cô phải phục vụ những đứa trẻ khác trong nhà. Công việc của cô gái trẻ bao gồm giặt đồ, nấu nướng, dọn dẹp nhà cửa quanh năm. Sau đó, cô buộc phải kết hôn với anh trai nuôi bị thiểu năng, trang web tin tức qq.com đưa tin.

Vào đêm trước đám cưới, Jin Yan tìm cách chạy trốn. Sau khi thoát, cô dành gần 3 năm để học đọc và viết tiếng Trung với mong muốn sớm tìm thấy gia đình thực sự của mình. Làm đủ mọi công việc vất vả, cô gái trẻ đã đi hết cả 18 thị trấn ở trượt ra ngoài cửa vào một đêm tối và gió để thoát khỏi áp lực lên cô kết hôn với người anh nuôi của mình.

Sau khi Jin trốn thoát, cô đã dành gần ba năm học đọc và viết tiếng Trung, để giúp cô tìm thấy gia đình sinh của mình nhanh hơn. Với số tiền kiếm được từ công việc khó khăn của mình, cô đã đi đến hầu hết 18 thị trấn ở Trường Lạc, chi mất gần 100.000 NDT (14.747 USD) cho những người cung cấp thông tin trong vài năm qua.

Không phải ai cũng may mắn trốn thoát như Jin, một số lượng lớn các cô gái tuổi teen bị bỏ rơi đã bị buộc phải kết hôn với anh em nuôi của họ ở độ tuổi quá trẻ.

Chính phủ Trung Quốc chưa bao giờ tiến hành bất kỳ cuộc điều tra chính thức nào hoặc tiến hành thống kê dữ liệu về các cô dâu trẻ em trong khu vực. Theo truyền thống, chi phí kết hôn với một cô dâu ở địa phương là khá tốn kém vì phong tục tặng của hồi môn.

Nhiều gia đình địa phương sau đó tin rằng việc mua một cô gái nhỏ hơn và nuôi lớn, rồi ép trở thành con dâu sẽ vừa thuận tiện lại tiết kiệm. Niềm tin này đã dẫn đến một ngành công nghiệp mua bán cô dâu nhỏ ở Phủ Điền.

PHƯƠNG PHƯƠNG (Theo Sputnik, Global Times)

Link nguồn: https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/hang-ngan-phu-nu-trung-quoc-tim-ve-voi-gia-dinh-sau-nhieu-thap-ky-bi-ban-lam-co-dau-nho-a238358.html