+Aa-
    Zalo

    Mỹ giúp Trung Quốc phát triển vũ khí như thế nào?

    ĐS&PL Nhiều nhà khoa học đã trở về Trung Quốc sau khi làm việc tại các phòng nghiên cứu vũ khí hàng đầu của Mỹ tại Los Alamos.

    Nhiều nhà khoa học đã trở về Trung Quốc sau khi làm việc tại các phòng nghiên cứu vũ khí hàng đầu của Mỹ tại Los Alamos.

    Theo South China Morning Post (SCMP), những năm gần đây Trung Quốc đã thực hiện nhiều chính sách thu hút các nhà khoa học từng làm ở các phòng nghiên cứu vũ khí hàng đầu của Mỹ về nước làm việc.

    Nhiều nhà khoa học Trung Quốc sau khi về nước đã chủ trì các dự án quân sự lớn như phát triển vũ khí siêu thanh có khả năng xuyên thủng lá chắn tên lửa của Mỹ, thiết kế tàu ngầm mới có khả năng tuần tra dọc bờ biển Mỹ.

    Trung tâm Thí nghiệm Quốc gia Los Alamos ở New Mexico.

    Trong hơn một thập kỷ qua, Trung Quốc đã nỗ lực thu hút các nhà khoa học đang làm việc tại các trung tâm nghiên cứu liên quan đến vũ khí hạt nhân, vũ khí quân sự ở các nước khác tới Trung Quốc.

    Nhiều nhà khoa học người Trung Quốc từng là thành viên của các cơ quan nghiên cứu hàng đầu tại Mỹ như: Trung tâm Nghiên cứu Lawrence Livermore ở California, trung tâm Phát triển Không quân ở Wright-Patterson, bang Ohio; cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ NASA, tập đoàn Lockheed Martin, Boeing… Hiện nay, nhiều người trong số họ đã trở về Trung Quốc làm việc.

    Đặc biệt, tại Trung Quốc còn thành lập câu lạc bộ Los Alamos, nơi tập hợp những nhà khoa học từng làm việc tại trung tâm Thí nghiệm Quốc gia Los Alamos ở New Mexico. Nơi đây có nhiều cơ sở nghiên cứu quốc phòng hàng đầu của Mỹ, trong đó có cả chế tạo bom nguyên tử.

    Theo thống kê của Los Alamos, trong số 10.000 nhân viên làm việc tại đây, có tới 4% nhà nghiên cứu tới từ châu Á.

    Năm 1999, Mỹ cáo buộc nhà vật lý hạt nhân người Đài Loan Wen Ho Lee đã chuyển thiết kế đầu đạn hạt nhân tiên tiến nhất của Mỹ cho Trung Quốc. Sau một thời gian điều tra, phía Mỹ không có đủ bằng chứng để kết tội nên cáo buộc đối với ông Wen Ho Lee bị chìm xuống. Tuy nhiên, vụ việc này đã làm dấy lên mối quan ngại về các nhà khoa học Trung Quốc đang làm việc tại các trung tâm nghiên cứu quân sự Mỹ có thể "bán" thông tin cho Bắc Kinh.

    SCMP điểm lại những nhà khoa học hàng đầu của Trung Quốc từng làm việc tại Los Alamos và đã quay về nước đóng góp nhiều thành tựu lớn.

    Đứng đầu danh sách là ông Qian Xuesen, người từng làm việc tại viện Công nghệ Massachusetts đã trở về nước năm 1955 để lãnh đạo chương trình nghiên cứu không gian và tên lửa của Trung Quốc.

    Tiếp đến là Chen Shiyi hiện là Giám đốc phòng Thí nghiệm Sự biến dạng và Hệ thống phức tạp, đại học Bắc Kinh. Ông Chen đã góp phần quan trọng trong việc phát triển phương tiện siêu thanh của nước này.

    Giáo sư Chen Shiyi từng là Phó Giám đốc trung tâm Nghiên cứu Phi tuyến, tại Los Alamos. Ông đã từ bỏ chức vụ của mình năm 1999 và trở về Trung Quốc vào năm 2001. Chuyên gia quân sự này được cho là có công lớn trong việc xây dựng hầm gió đầu tiên của Trung Quốc.

    Song một nhà khoa học giấu tên của Trung Quốc cho rằng, những thành công của ông Chen hiện không phải "lấy cắp" từ Mỹ. "Khi còn làm việc tại Mỹ, nghiên cứu của ông Chen tại đó chủ yếu là lý thuyết, tập trung giải quyết các vấn đề khoa học nhiều hơn là đi sâu vào chi tiết kỹ thuật. Tuy nhiên, có lẽ ông ấy đã quan sát hoặc nghe thấy người ta nói về chúng, chính điều đó đã thúc đẩy ông Chen đưa ra đề nghị chắc chắn với Chính phủ sau khi trở về Trung Quốc”, một nhà khoa học giải thích.

    Khi đường hầm gió siêu thanh được công bố vào năm 2010, nó trở thành công trình thứ 3 trên thế giới và Trung Quốc là nước duy nhất, sau Mỹ sở hữu công trình này. Năm 2015, Chính phủ Trung Quốc bổ nhiệm Chen Shiyi trở thành Hiệu trưởng đại học Khoa học và Công nghệ phía Nam (SUSTech) với sứ mệnh “thúc đẩy lòng đam mê khoa học của giới trẻ Trung Quốc”.

    Hay Tiến sĩ Wang Xianglin rời trung tâm Thí nghiệm Quốc gia Los Alamos vào tháng 9/2016 sau 19 năm cống hiến. Ông từng giành nhiều giải thưởng cho các công trình nghiên cứu của mình tại Mỹ và trở thành chuyên gia của trung tâm Phân tích Dữ liệu An ninh Quốc gia của bộ Quốc phòng Mỹ năm 2015.

    Tiến sĩ Shan Xiaowen, chủ nghiệm khoa cơ khí và kỹ thuật hàng không vũ trụ tại Đại học SÚTech cũng là một cựu thành viên của Los Alamos. Shan cũng đồng thời là nhà khoa học cấp cao tham gia vào chương trình phát triển máy bay chở khách đầu tiên của Trung Quốc - chiếc C919.

    Chuyên gia Hang Wei, người đã từng làm việc tại Los Alamos trong 8 năm và hiện đang là Giáo sư hóa học tại đại học Hạ Môn (Trung Quốc) cho hay: “Khi tôi còn ở Mỹ, có tới hàng trăm nhà khoa học Trung Quốc làm việc tại Los Alamos. Phần lớn chúng tôi là đến từ nước khác, chứ không phải là công dân Mỹ. Los Alamos vận hành một trong những hệ thống an ninh tinh vi nhất thế giới. Chúng tôi không có quyền tiếp cận các bí mật quân sự”.

    Tuy nhiên, Tiến sĩ Hang thừa nhận rằng nghiên cứu của ông và các nhà khoa học Trung Quốc khác đều mang lại các ứng dụng trong cả lĩnh vực dân sự và quân sự.

    Bình luận về vấn đề này, một chuyên gia an ninh Trung Quốc cho biết, Chính phủ Mỹ nhận thức rất rõ tình trạng “chảy máu chất xám” nhưng họ không thể làm được gì. Bởi các nhà khoa học có quyền tự do chọn lựa họ sẽ làm việc ở đâu và cho ai.

    “Thậm chí nếu tân Tổng thống Mỹ Donald Trump "cấm cửa" các nhà khoa học nước ngoài thì các viện nghiên cứu của Mỹ sẽ đóng cửa ngay lập tức, bởi không có nhiều người Mỹ muốn trở thành các nhà khoa học”, Tiến sĩ Hang nói.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/my-giup-trung-quoc-phat-trien-vu-khi-nhu-the-nao-a186096.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    vtc.vn
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan