+Aa-
    Zalo

    Người dân New Caledonia muốn bỏ phiếu xem xét tách khỏi Pháp

    ĐS&PL Hôm nay (4/11), người dân New Caledonia sẽ bỏ phiếu để chọn liệu họ có muốn ở lại hay độc lập hoàn toàn khỏi pháp.

    Hôm nay (4/11), người dân New Caledonia sẽ bỏ phiếu để chọn liệu họ có muốn ở lại hay độc lập hoàn toàn khỏi pháp.

    Quần đảo New Caledonia nằm cách phía đông nước Úc khoảng 2.000 km, đang khao khát quyền tự chủ nhiều hơn trong bối cảnh ngày càng gia tăng các cuộc kêu gọi đòi độc lập của người Kanak bản địa từ những năm 1980.

    New Caledonia là một trong 17 vùng lãnh thổ không tự quản còn sót lại trên thế giới được Liên Hợp Quốc xác nhận, chưa thực hiện đầy đủ quyền tự quyết định của mình.

    Những người dân bản địa muốn độc lập ở Caledonia - Ảnh: AFP.

    Khoảng 175.000 người ở New Caledonia đủ điều kiện sẽ tham gia cuộc bỏ phiếu ngày 4/11, trong khi các cuộc thăm dò ý kiến cho thấy phần lớn người dân ủng hộ không tách khỏi Pháp, AFP hôm nay đưa tin.

    Những người ủng hộ độc lập hôm nay lái xe dọc khu cảng của thủ đô Noumea, trong đoàn xe 20 chiếc, vẫy lá cờ Kanak và hô to "Kanaky", là tên gọi mới của New Caledonia. Họ thúc giục những người Kanak chọn quyền tự quyết.

    Tuy nhiên, người bản xứ lại chiếm ít hơn 50% số cử tri và một số ủng hộ không tách khỏi Pháp, một phần vì khoản tiền 1,5 tỷ USD mà Pháp cấp cho đảo này hàng năm. "Tôi không chắc chúng tôi có đủ số phiếu để có thể độc lập khỏi Pháp hay không", Marc Gnipate, 62 tuổi, nói.

    Các cuộc thăm dò cho thấy từ 63 -75% cử tri sẽ phản đối tách khỏi Pháp. Theo Hiệp ước Noumea năm 1998, nếu người dân không đồng ý độc lập khỏi Pháp lần này, thì vẫn có thêm hai cuộc trưng cầu nữa được tổ chức trước 2022.

    Vị trí của New Caledonia ở Thái Bình Dương - Đồ hoạ: Africanglobe.

    New Caledonia còn tồn tại bất bình đẳng về các điều kiện kinh tế của người dân bản địa, dù chính quyền nỗ lực giải quyết. Nếu kết quả bỏ phiếu cho thấy người dân không muốn tách khỏi Pháp, có thể sẽ bùng phát bạo lực.

    New Caledonia có gần 270.000 dân, địa điểm được coi là một trong các tiền đồn của Pháp, có vị trí chiến lược ở Thái Bình Dương. Khu vực này thuộc quyền kiểm soát của Pháp từ năm 1853, là một trong nhiều khu thuộc lãnh thổ của Pháp trên toàn cầu.

    Cách lục địa Pháp khoảng 18.000 km, New Caledonia có trữ lượng niken, thành phần quan trọng của thiết bị điện tử, chiếm đến 1/4 lượng tài nguyên này trên toàn cầu.

    Tổng thống Pháp Emmanuel Macron dự kiến có bài phát biểu trên truyền hình sau khi có kết quả vào lúc 1200 GMT ngày 4/11.

    Quỳnh Chi (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nguoi-dan-new-caledonia-muon-bo-phieu-xem-xet-tach-khoi-phap-a250041.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    vtc.vn
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan