+Aa-
    Zalo

    Những bí ẩn về hồ nước lớn nhất Trung Quốc còn tồn tại đến ngày nay

    ĐS&PL Hồ Bà Dương ở tỉnh Giang Tây, Trung Quốc là một trong những địa danh lịch sử còn lưu giữ nhiều bí ẩn không lời giải đáp.

    Hồ Bà Dương ở tỉnh Giang Tây, Trung Quốc là một trong những địa danh lịch sử còn lưu giữ nhiều bí ẩn không lời giải đáp.

    Nhiều người đã nghe nói về Tam giác quỷ Bermuda với những giả thuyết kinh dị nhưng có lẽ chưa mấy ai biết rằng ở Trung Quốc, nơi 3 mạch nước ngọt lớn nhất đại lục đổ về, thậm chí còn ẩn chứa những bí ẩn đáng sợ hơn gấp nhiều lần.

    Nằm giữa vùng đồi núi hiểm trở của tỉnh Giang Tây, Trung Quốc, hồ Bà Dương có diện tích 3.500 km2, và là hồ nước ngọt lớn nhất Trung Quốc. Đây cũng là điểm dừng chân của hàng triệu loài chim di trú mỗi năm cũng như môi trường sống của loài cá heo nước ngọt rất hiếm, có tên gọi là jiangzhu.

    Ngoài sự đa dạng sinh học phong phú, hồ Bà Dương có một lịch sử trải dài hàng thế kỷ từ năm 400 sau Công nguyên.

    Hồ Bà Dương trong mùa chim di cư tránh rét - Ảnh: UMS

    Lịch sử bí ẩn

    Năm 1363, hồ Bà Dương đã trở thành chiến trường lớn nhất và đẫm máu nhất trong lịch sử Trung Quốc khi các đội quân lớn của triều đại nhà Minh và Hán đụng độ tại đây. Trận chiến dữ dội này cũng đánh dấu lần đầu tiên các lực lượng hải quân sử dụng các phát minh quân sự như pháo đài lắp trên tàu chiến, tàu tháp cao và súng thần công.

    Sự kiện lịch sử bạo lực này đã kéo theo nhiều bí ẩn bao quanh vùng hồ Bà Dương, được giới thám hiểm gọi là "Tam giác quỷ Bermuda" của phương Đông, “Vùng nước Chết” hoặc “Vùng đất linh hồn”.

    Một trong những sự biến mất kỳ lạ nhất xảy ra trong Thế chiến II, khi Nhật Bản đã hoàn toàn kiểm soát lãnh thổ Trung Quốc. Vào ngày 16/4/1945, tàu chở hàng Kobe Maru khổng lồ 2.000 tấn của Nhật Bản cùng 200 binh sĩ đã mất tích không để lại dấu vết.

    Hải quân Nhật Bản đã cử bảy thợ lặn chuyên nghiệp để tìm cách trục vớt các tài sản giá trị trên tàu nhưng chỉ một người sống sót trở về. Người thợ lặn này sau đó không thể tiết lộ bất cứ điều gì và sống phần đời còn lại trong tình trạng điên loạn.

    Hồ Bà Dương được giới thám hiểm phương Tây đặt biệt danh là Tam giác quỷ Bermuda của phương Đông - Ảnh: UMS

    Khi chiến tranh kết thúc, chính phủ Trung Quốc một lần nữa cố gắng cứu vớt con tàu, hy vọng tìm lại được một số đồ cổ và di vật quý giá. Chuyên gia cứu hộ người Mỹ Edward Boer với đầy đủ các thiết bị hiện đại đã không tìm được bất cứ một dấu hiệu nào của con tàu dù mực nước hồ không còn quá sâu.

    Trong hồi ký gửi tới Liên Hợp Quốc, Boer tiết lộ khi ông đang lặn cùng các thủy thủ thì cả đoàn người đã bị cuốn vào một luồng sáng với nhiều tiếng thì thầm không rõ nguyên nhân. Ông cũng là người duy nhất sống sót trong đoàn thợ lặn chuyên nghiệp.

    Bí ẩn thời cận đại

    Sự biến mất của con tàu Kobe Maru và các thợ lặn sau đó chỉ là khởi đầu. Hồ Bà Dương đã "nuốt chửng" vô số tàu đánh cá, du thuyền, tàu chở hàng và tàu quân sự.

    Trong giai đoạn 1960 đến thập niên 1980, một du thuyền chở 1.600 khách biến mất không một manh mối. Chỉ trong một ngày 3/8/1985, tổng cộng 13 tàu đánh cá cũng mất tích một cách bí ẩn. Những nhân chứng hiếm hoi sống sót không bao giờ tiết lộ thêm được bất cứ điều gì và thường trở nên điên loạn.

    Ngày nay, đây vẫn là câu hỏi chưa có lời giải đáp. Năm 2001, một tàu chở cát lớn đột nhiên bị sóng lớn đánh chìm không để lại dấu vết. Vào tháng 3/2010, một chiếc tàu khổng lồ 1.000 tấn với hệ thống định vị hiện đại cũng không bao giờ xuất hiện một lần nữa dù mực nước hồ khi đó chỉ còn khoảng 8.4 mét.

    Không chỉ các con tàu, những công trình kiến trúc tại đây cũng mất tích hết sức bí ẩn. Năm 1977, ba đập nước với chiều dài lớn nhất là 6km, rộng 50m và cao 20m hoàn toàn vỡ vụn không để lại dấu vết. Thêm vào những bí ẩn này là vô số báo cáo về sóng thủy triều bất ngờ, những xoáy nước kỳ lạ, ánh sáng dưới nước, UFO, những trận sấm sét dữ dội và những bóng đen bí ẩn về đêm.

    Những giả thuyết ly kỳ

    Đã có rất nhiều giả thuyết về hồ Bà Dương, từ hợp lý cho đến vô lý, từ khoa học đến tâm linh. Một ý tưởng phổ biến nhất là sự hình thành các bức tường cát nuốt chửng mọi thứ. Các tàu có thể bị rơi trực tiếp vào vũng cát hoặc bị ảnh hưởng bởi các xoáy nước. Tuy nhiên, giả thiết này không giải thích được bí ẩn về các xác tàu đắm và những người mất tích.

    Hồ Bà Dương khô hạn hiện nay - Ảnh: Xinhua

    Nhiều giả thiết khác nhắc tới các xoáy lạ, lỗ đen trên mặt đất, năng lực siêu nhiên hoặc người ngoài hành tinh. Vĩ độ 30 độ bắc của hồ Bà Dương cũng khiến một số nhà địa lý đặt nghi vấn. Các địa danh tiềm ẩn nguy hiểm như Kim tự tháp Ai Cập hoặc Tam giác Bermuda khét tiếng cũng nằm trên vĩ độ này.

    Hiện nay, hồ Bà Dương đã được hút cạn nước để trở thành đồng cỏ nhưng những nạn nhân của nó vẫn chưa bao giờ được tìm thấy và những bí ẩn vẫn còn mãi với thời gian.

    Thu Phương(Theo UMS)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nhung-bi-an-ve-ho-nuoc-lon-nhat-trung-quoc-con-ton-tai-den-ngay-nay-a233420.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    vtc.vn
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan