Su-22 của Syria bị bắn hạ: nguy cơ Mỹ - Thổ Nhĩ Kỳ đụng độ


Thứ 5, 22/06/2017 | 03:01


Cùng sự kiện

Hành động máy bay F-18 của Mỹ bắn rơi máy bay Su-22 của quân đội Syria (được Nga hậu thuẫn) ngày 19/6 còn là một tín hiệu cảnh cáo với Thổ Nhĩ Kỳ.

Hành động máy bay F-18 của Mỹ bắn rơi máy bay Su-22 của quân đội Syria (được Nga hậu thuẫn) ngày 19/6 còn là một tín hiệu cảnh cáo với Thổ Nhĩ Kỳ.

Báo Giao thông dẫn lời nhà báo Thổ Nhĩ Kỳ Mehmet Ali Guller khi nói về sự cố máy bay Syria bị Mỹ bắn rơi khi tấn công các vị trí Lực lượng Dân chủ Syria cho biết, hành động của Mỹ một lần nữa chứng tỏ họ sẽ không dừng lại trước bất cứ điều gì cản trở mục tiêu dựng lên một quốc gia Syria thân Mỹ, đáp ứng lợi ích của họ ở khu vực.

Theo nhận định của ông Mehmet Ali Guller, hành động bắn rơi máy bay Su-22 của Mỹ còn là sự cảnh cáo Thổ Nhĩ Kỳ rằng sẽ có phản ứng tương tự cho những động thái chống lại các lực lượng tự vệ người Kurd.

Máy bay Su-22. Ảnh: báo Giao thông

"Với việc bắn rơi máy bay Syria thực hiện đòn giáng vào Lực lượng Dân chủ Syria vốn chủ yếu gồm các đơn vị tự vệ người Kurd (YPG), Mỹ một lần nữa chứng tỏ sự khăng khăng muốn sử dụng người Kurd như một lực lượng trên mặt đất ở Syria.

Động thái này cũng có thể được hiểu như một tín hiệu canh cáo với Thổ Nhĩ Kỳ. Mục tiêu trước hết của Washington là bố trí các nhóm YPG của người Kurd trên khu vực lãnh thổ phía nam sông Euphrates. Còn mục tiêu cuối cùng là đưa lực lượng này tiến từ Deir ez-Zor tới Iraq.

Ông Mehmet Ali Guller, cho rằng, Thổ Nhĩ Kỳ nên xem xét những diễn biến mới nhất ở Syria như một cơ hội tái lập quan hệ với Damascus và thực hiện các bước phù hợp.

Nhà phân tích chính trị của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Trung Đông - ông Oytun Orhan tin rằng điều quan trọng cho Thổ Nhĩ Kỳ là duy trì sự hợp tác với Nga ở Syria để đối đầu với những chính sách của Mỹ vốn đe dọa sự toàn vẹn lãnh thổ của Thổ Nhĩ Kỳ.

Báo Trí thức trẻ đưa tin trước đó, ngày 18/6, một tiêm kích-bom Su-22 của Không quân Syria đã thả bom xuống vị trí của Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) do Mỹ hậu thuẫn. Điều đó khiến chiếc máy bay này trở thành mối đe dọa hiện hữu và rõ rệt trong mắt Mỹ.

Vì thế, theo tuyên bố của bộ chỉ huy liên quân do Mỹ dẫn dầu, chiếc Su-22 đã bị tiêm kích F/A-18E Super Hornet của Hải quân Mỹ bắn hạ "trong một hành động tự vệ tập thể để đảm bảo an toàn cho các lực lượng đối tác của liên quân".

Tuy nhiên, Chính phủ Syria tuyên bố chiếc Su-22 chỉ đang làm nhiệm vụ chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng và chỉ trích hành động của Mỹ là "xâm lược trắng trợn".

Theo báo Infonet, vụ bắn hạ Su-22 của quân đội Syria là sự việc mới nhất trong một loạt các cuộc đối đầu giữa Mỹ và lực lượng trung thành với Tổng thống Syria Bashar al-Assad.

Căng thẳng dài hơi giữa Mỹ và Nga một lần nữa lại bị đẩy lên cao. Ngay sau đó, ngày 19/6, Bộ Quốc phòng Nga đã tuyên bố tạm ngừng hoạt động tương tác với Mỹ, cơ chế mà hai bên thiết lập trước đây để ngăn chặn sự cố trên không ở Syria.

Ngoài ra, Bộ này tuyên bố coi bất cứ vật thể bay nào xuất hiện ở khu vực không lực nước này kiểm soát tại Syria là "mục tiêu".

(Tổng hợp)

Link nguồn: https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/su-22-cua-syria-bi-ban-ha-nguy-co-my---tho-nhi-ky-dung-do-a194069.html