Tình hình chiến sự Syria mới nhất ngày 14/2: Thổ Nhĩ Kỹ phóng tên lửa thị uy giữa lúc căng thẳng


Chủ nhật, 14/02/2021 | 02:16


Cùng sự kiện

Tình hình chiến sự Syria mới nhất ngày 14/2: Thổ Nhĩ Kỹ phóng tên lửa thị uy giữa lúc căng thẳng; Bavar-373 diệt mục tiêu khiến Israel lo lắng;...

Tình hình chiến sự Syria mới nhất ngày 14/2: Thổ Nhĩ Kỹ phóng tên lửa thị uy giữa lúc căng thẳng; Bavar-373 diệt mục tiêu khiến Israel lo lắng;...

Thổ Nhĩ Kỹ phóng tên lửa thị uy giữa lúc căng thẳng

Video: Thổ Nhĩ Kỳ thử nghiệm tên lửa Atmaca. Nguồn: Rocketsan

Khoảng hơn một tuần trở lại đây, tình hình ở Syria leo thang căng thẳng. Quân đội của Thổ Nhĩ Kỳ bị khủng bố tấn công trên đường cao tốc M4.

Thổ Nhĩ Kỳ cũng phải đối mặt với những cáo buộc từ Nga. Mới đây, truyền thông Nga đưa tin, tình báo nước này cho biết, Thổ Nhĩ Kỳ đứng sau cuộc tấn công bằng tên lửa vào căn cứ không quân Khmeimim của Nga ở Syria.

Khi tình hình tại Syria căng thẳng và Thổ Nhĩ Kỳ phải đối diện với nhiều khó khăn thì thông tin về vụ thử tên lửa trên biển được đăng tải. Đây có thể là hành động trong kế hoạch nhưng cũng có thể là một thông điệp từ Thổ Nhĩ Kỳ.

Vụ phóng tên lửa Atmaca đều được phóng từ tàu hộ tống lớp Ada, TCG Kınalıada của Hải quân Thổ Nhĩ Kỳ, nó là chiếc cuối cùng trong lớp.

Cuộc thử nghiệm đầu tiên diễn ra vào ngày 3/2/2021. Đó là cuộc thử nghiệm không có đầu đạn. Ngày tiếp theo, một tên lửa Atmaca có đầu đạn đã được thử nghiệm. Cả 2 cuộc thử nghiệm đều thành công, điều này có nghĩa là các tên lửa đã đạt chuẩn IOC với Hải quân Thổ Nhĩ Kỳ.

Cuộc thử nghiệm được Tư lệnh Hải quân, Đô đốc Admiral Adnan Özbal giám sát. Phát biểu sau cuộc bắn thử, Đô đốc Özbal cho biết: “Tên lửa Atmaca của chúng tôi sẽ mang lại niềm vui cho bạn và khiến kẻ thù khiếp sợ”.

Cuộc thử nghiệm trên biển đầu tiên của Atmaca diễn ra vào tháng 11/2019 từ một tàu hộ tống. TCG Kınalıada hiện là tàu hộ tống lớp Ada duy nhất được trang bị bệ phóng Atmaca. Vì vậy, tàu hộ tống này được sử dụng để phát triển tên lửa.

Atmaca lần đầu tiên được công ty hệ thống tên lửa Thổ Nhĩ Kỳ Roketsan trình làng trong cuộc triển lãm quốc phòng IDEF 2019 ở Istanbul.

Thông tin từ turkishnavy.net tiết lộ, dự án Atmaca được bắt đầu từ khoảng 10 năm trước và bắn trực tiếp từ năm 2016. Hợp đồng sản xuất hàng loạt đã được ký kết vào 2/11/2018.

Theo Roketsan, Atmaca là tên lửa chống hạm cận âm, lướt trên biển, có tầm bắn hơn 220km với đầu đạn phân mảnh hạng nặng, 250kg. Nó hoạt động tốt trong mọi thời tiết, dữ liệu cập nhật mục tiêu/kết thúc nhiệm vụ và hệ thống lên kế hoạch toàn diện nhiệm vụ bằng định tuyến 3D. Tên lửa hoạt động hiệu quả trong việc tiêu diệt các mục tiêu trên biển hoặc ven biển. Nó cũng có khả năng tiêu diệt các mục tiêu trên bờ.

Atmaca được phát triển để trở thành vũ khí tác chiến trên biển. Loại tên lửa này được gọi là “chiến binh mặt nước” giúp tăng cường khả năng chiến đấu của Hải quân Thổ Nhĩ Kỳ.

Nó sẽ được trang bị trên các tàu hộ tống lớp Ada, khinh hạm lớp Istanbul và TF2000 trong tương lai để tăng cường sức chiến đấu ở mảng phòng không.

Tên lửa này cũng sẽ được thay thế động cơ. Hiện tại, chúng đang sử dụng động cơ Microturbo của Pháp. Theo thông báo từ Roketsan, nó sẽ được nâng cấp bằng một động cơ tuốc bin phản lực đang được phát triển ở Thổ Nhĩ Kỳ.

Một nâng cấp lớn khác mà Roketsan sẽ thực hiện chính là thiết bị tìm kiếm hồng ngoại hình ảnh cũng như hệ thống dẫn đường hỗn hợp.

Bavar-373 diệt mục tiêu khiến Israel lo lắng

Hệ thống phòng không Bavar-373 của Iran. Ảnh: RT

Hệ thống phòng không Bavar-373 của Iran vừa chứng minh khả năng đánh chặn tuyệt với của mình trong cuộc diễn tập "Những người bảo vệ Nhà nước 99".

Cuộc diễn tập được thực hiện với nội dung tấn công và tiêu diệt mục tiêu đường không tầm xa. Vũ khí chính tham gia diễn tập là hệ thống Bavar-373 do Iran tự phát triển.

Theo hình ảnh được công bố, những quả đạn của hệ thống Bavar-373 đã được phóng đi để đối phó với loạt mục tiêu tầm xa được mô phỏng bởi UAV.

"Tất cả những quả đạn được phóng đi đều đánh trúng mục tiêu. Việc Bavar-373 đánh chặn thành công đã chứng minh sức mạnh và độ tin cậy hệ thống phòng không do Tehran tự phát triển. Vũ khí có thể đối phó với nhiề mục tiêu khác nhau từ tên lửa hành trình cho đến tiêm kích tàng hình", chỉ huy cuộc tập trận cho biết.

Được biết, trước khi hình ảnh về cuộc tập trận được công bố, hãng DEBKAfile của Israel đã đăng tải thông tin cho biết, Iran vừa đưa thêm ít nhất một hệ thống Bavar-373 đến căn cứ quâ sự T-4 ở Syria (nơi Israel từng nhiều lần không kích).

Báo Israel cho rằng, từ bức ảnh họ có được có thể dễ dàng nhận thấy có ít nhất 2 xe mang phóng tên lửa cùng một số hệ thống radar, xe tiếp đạn của hệ thống phòng không hoàn chỉnh có thể nhanh chóng triển khai chiến đấu. Hình ảnh được ghi tại căn cứ T-4 hồi tháng 1/2021.

Tại căn cứ T-4 hiện Nga cũng đã được triển khai lực lượng làm nhiệm vụ - điều này đồng nghĩa với một đảm bảo rằng Israel sẽ không dám liều lĩnh tấn công vào T4 bởi ở đó có quân Nga và vũ khí phòng thủ Iran.

Như vậy, thay vì S-400 của Nga, rất có thể Tehran sẽ dùng chính Bavar 373 để khai hỏa một khi Israel không kích vào căn cứ này và điều này đang tạo nên mối đe dọa lớn với chiến đấu cơ tàng hình F-35I của Israel.

Hoa Vũ (T/h)

Link nguồn: https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tinh-hinh-chien-su-syria-moi-nhat-ngay-142-tho-nhi-ky-phong-ten-lua-thi-uy-giua-luc-cang-thang-a356059.html