Tình hình chiến sự Syria mới nhất ngày 22/1: Nga thả bom xuyên bê tông phá hủy hệ thống hầm ngầm của IS


Thứ 6, 22/01/2021 | 02:04


Cùng sự kiện

Tình hình chiến sự Syria mới nhất ngày 22/1: Nga thả bom xuyên bê tông phá hủy hệ thống hầm ngầm của IS; Mỹ chuyển 200 quân từ Iraq đến Đông Bắc Syria;...

Tình hình chiến sự Syria mới nhất ngày 22/1: Nga thả bom xuyên bê tông phá hủy hệ thống hầm ngầm của IS; Mỹ chuyển 200 quân từ Iraq đến Đông Bắc Syria;...

Nga thả bom xuyên bê tông phá hủy hệ thống hầm ngầm của IS

Nga ném bom hủy diệt hệ thống hầm ngầm của khủng bố IS. Ảnh: AMN

rang Al Masdar News vừa đăng tải thông tin cho biết, đã diễn ra những vụ tấn công bằng tên lửa và bom vào các vị trí và cơ sở hạ tầng của phiến quân khủng bố IS do Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga thực hiện.

Đây là giai đoạn tiếp theo của hoạt động hàng không quân sự của Nga kể từ đầu năm nay. Giai đoạn đầu tiên được đưa ra sau khi IS tập kích đoàn xe của quân đội chính phủ Syria ở phía Đông đất nước.

Được biết các máy bay chiến đấu Nga đã đánh phá mục tiêu ở hai tỉnh Deir ez-Zor và Raqqa. Ngoài ra tại thời điểm này, những nhóm vũ trang của người Kurd thuộc Lực lượng Dân chủ Syria - SDF cũng đang tiến hành một chiến dịch chống lại IS ở tỉnh Deir ez-Zor.

Hoạt động trên do người Kurd thực hiện tại khu vực thành phố Al-Mayadin, nằm trong vùng khai thác dầu khí lớn nhất của Syria. Hiện chưa rõ liệu có sự phối hợp giữa lực lượng SDF với không quân Nga hay không.

Trong khi đó, một thông báo về chiến dịch quân sự chống lại những kẻ khủng bố ở tỉnh Raqqa đã thu hút được chú ý: "Ban đầu, trông giống như tên lửa và bom đang nổ trên cát sa mạc. Nhưng có một khía cạnh đặc biệt cần lưu tâm".

Chi tiết đáng lưu ý đã được chỉ ra đó là sự hiện diện của bom xuyên bê tông. Thực tế là những người dân ở phía Bắc làng Rudj al-Zamla đã phát hiện ra hệ thống hầm ngầm được củng cố rất tốt và không thể nhìn thấy từ trên không.

Điều đó cho thấy rằng việc trinh sát kỹ lưỡng vùng lãnh thổ này đã được thực hiện trước khi diễn ra cuộc không kích và tọa độ chính xác của cơ sở hạ tầng dưới lòng đất của các tay súng IS đã bị đánh dấu.

Diễn biến trên cho thấy khả năng rất cao là giữa không quân Nga và phía SDF đã có thỏa thuận hỗ trợ lẫn nhau, bởi việc trinh sát hệ thống hầm ngầm của IS chỉ có thể được thực hiện bởi những người dân địa phương thân SFD.

Mỹ chuyển 200 quân từ Iraq đến Đông Bắc Syria

Quân đội Mỹ tại một mỏ dầu ở Syria. Ảnh minh họa

Trong ngày cuối cùng trong nhiệm kỳ Tổng tư lệnh tối cao của quân đội Mỹ, ông Donald Trump đã có lệnh điều động một đơn vị từ Iraq sang nước láng giềng Syria.

Cụ thể, có thông tin cho rằng khoảng 200 binh sĩ và sĩ quan Mỹ đã rời các căn cứ quân sự trên lãnh thổ Iraq vài ngày trước và vượt qua biên giới của Cộng hòa Ả Rập Syria, tại khu vực đó có lực lượng vũ trang người Kurd kiểm soát.

Trong khi một số nguồn tin báo cáo về việc điều động thông qua một phần trên bộ và một phần trên không, thì những người khác nói rằng việc chuyển giao được thực hiện hoàn toàn với sự trợ giúp của hàng không. Những nơi mà lính Mỹ sẽ đóng quân cũng đã được nêu tên.

Những nguồn tin nói rằng binh sĩ quân đội Mỹ đã được đưa tới các mỏ dầu và khí đốt ở hai tỉnh Haseke và Deir ez-Zor của Syria bằng trực thăng. Một phần trong nhóm đóng lại gần mỏ dầu El-Omar, và một phần ở gần mỏ khí đốt ở phía Đông Deir ez-Zor.

Trong khi đó, các báo cáo từ Syria về những chuyến bay cường độ cao của máy bay quân sự trong khu vực thành phố Al-Shaddadi ở phía Đông Bắc nước này cũng được ghi nhận. Người ta cho rằng đó có thể là máy bay Mỹ, chuyên chở quân từ Iraq đến Syria - gần hơn với dầu mỏ của nước này.

Do đó Quân đội Mỹ - những người vốn không chiến đấu chống khủng bố ở Syria trong một thời gian dài (nếu họ đã từng làm việc đó), đã định cư tại các vùng lãnh thổ có mỏ dầu khí, nơi họ gần như kiểm soát hoàn toàn việc sản xuất và bán hydrocacbon.

Phần lớn của doanh số bán hàng này được chuyển đến Mỹ. Chính quyền Syria cáo buộc đây là sự ăn cướp trắng trợn tài nguyên của một quốc gia độc lập.

Syria gửi thông điệp đầu tiên đến tân Tổng thống Mỹ Biden

Syria muốn Mỹ rút toàn bộ binh sĩ khỏi đất nước. Ảnh minh họa

Đại sứ Syria tại Liên hợp quốc (LHQ) Bashar al-Jaafari đã chỉ trích các động thái của Mỹ tại quốc gia Trung Đông này trong hội nghị trực tuyến ngày 20/1 của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc

Trong ngày nhậm chức của ông Biden ở Washington D.C., ông Bashar al-Jaafari tuyên bố rằng Mỹ cần thay đổi nhanh chóng chính sách đối ngoại với Syria.

Tờ Newsweek (Mỹ) đưa tin ông Jaafari nhấn mạnh Mỹ cần dừng can thiệp và rút hoàn toàn binh sĩ khỏi Syria.

Bất ổn tại Syria xảy ra cách đây một thập niên do xung đột giữa chính phủ và lực lượng nổi dậy. Ông Biden khi đó giữ chức Phó Tổng thống dưới thời chính quyền Tổng thống Barack Obama, đã đề nghị Tổng thống Syria Bashar al-Assad từ chức.

Ngày 9/10/2019, cựu Tổng thống Donald Trump ra lệnh rút binh sĩ khỏi Đông Bắc Syria và tuyên bố ông quyết tâm kéo nước Mỹ khỏi “những cuộc chiến tranh không hồi kết”. Ông Trump nhấn mạnh rằng mặc dù rút quân khỏi Đông Bắc Syria nhưng một số lượng nhỏ binh sĩ vẫn duy trì tại nơi “có dầu mỏ”.

Đến nay có khoảng 600-900 binh sĩ Mỹ vẫn đóng quân tại Đông Bắc Syria, khu vực do nhóm nổi dậy có tên Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) kiểm soát. Những binh sĩ Mỹ này nhận nhiệm vụ duy trì và quản lý các địa điểm khai thác khí đốt, dầu mỏ. Tuy nhiên, chính phủ Syria không cấp phép cho hoạt động này.

Giới chức Syria, Nga và Iran đều kêu gọi Mỹ không can thiệp vào xung đột ở Syria. Tân Tổng thống Biden chưa đưa ra chiến lược rõ ràng với Syria nhưng trong thời gian vận động tranh cử, ông thể hiện xu hướng không đi theo đường lối của ông Trump với Damascus.

Hoa Vũ (T/h)

Link nguồn: https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tinh-hinh-chien-su-syria-moi-nhat-ngay-221-nga-tha-bom-xuyen-be-tong-pha-huy-he-thong-ham-ngam-cua-is-a353522.html