+Aa-
    Zalo

    Triều Tiên thử tên lửa: Thấy gì từ những bức ảnh?

    ĐS&PL Tên lửa Hwasong-12 mà Triều Tiên phóng thử hôm 14/5 được đánh giá là tên lửa có tầm bắn xa nhất trong số những tên lửa nước này từng thử nghiệm thành công cho đến nay.

    Tên lửa Hwasong-12 mà Triều Tiên phóng thử hôm 14/5 được đánh giá là tên lửa có tầm bắn xa nhất trong số những tên lửa nước này từng thử nghiệm thành công cho đến nay.

    Theo CNN, cuộc thử tên lửa vào Chủ Nhật ngày 14/5 của được các chuyên gia coi là bước tiến đáng kể nhất trong chương trình phát triển hạt nhân của chính quyền Bình Nhưỡng cho đến nay.

    Cuộc thử nghiệm này cho thấy động thái đầu tiên trong quá trình phát triển các loại vũ khí hạt nhân như đã tuyên bố trong cuộc diễu binh kỷ niệm ngày sinh của cố Chủ tịch Kim Nhật Thành hồi tháng Tư.

    David Schmerler, chuyên gia nghiên cứu tại Trung tâm nghiên cứu về Cấm phổ biến hạt nhân James Martin (CNS) thuộc Viện Nghiên cứu quốc tế Middlebury tại Monterey, Mỹ đã phân tích những bức ảnh được công bố của Triều Tiên về vụ thử tên lửa hôm 14/5 với những hình ảnh trước đó về tên lửa Hwasong-12.

    Triều Tiên thử tên lửa: Thấy gì từ những bức ảnh? - Ảnh 1.

    Hình ảnh bắn thử tên lửa Hwasong-12 được hãng thông tấn chính thức của Triều Tiên KCNA đăng tải tuy nhiên theo Schmerler, mã số đã được thay đổi. Ảnh: CNN/KCNA

    Cuộc phóng thử tên lửa

    Tên lửa Hwasong-12 được phóng thử vào sáng sớm ngày Chủ nhật ngày 14/5, từ thị trấn Kusong, gần bờ biển phía Tây Triều Tiên.

    Schemerler nói: “Đó là lần đầu tiên thử thành công (loại tên lửa này) mà chúng ta biết”.

    Ông nói thêm: “Một trong những điểm mấu chốt của lần thử tên lửa là nó cho thấy kĩ thuật chế tạo của loại tên lửa này. Nó vượt trội hơn những thiết kế tên lửa được sao chép hay đã từng có trước đó, điều đó có nghĩa, chương trình tên lửa của nước này đang có những bước tiến đáng kể”.

    Bên cạnh đó, truyền thông Triều Tiên cũng đưa tin nhà lãnh đạo Kim Jong Un đã trực tiếp đến hiện trường, quan sát, chỉ đạo quá trình phóng tên lửa.

    Bức ảnh đã ghi lại khoảnh khắc ông Kim đang xem bản đồ minh họa kế hoạch bắn thử tên lửa và dự đoán vị trí rơi của tên lửa, có thể ở ngoài khơi bờ biển nước Nga. Những chi tiết xuất hiện trong tấm bản đồ cho thấy quỹ đạo bay của tên lửa. 

    Triều Tiên tuyên bố tên lửa có thể đạt tới độ cao 2,111.5 km và bay xa đến 787 km.

    Giới phân tích ước lượng phạm vi của tên lửa trong vòng 4.500km, có tầm bắn vươn tới căn cứ quân sự Guam ở phía Tây Thái Bình Dương của Mỹ.

    Triều Tiên thử tên lửa: Thấy gì từ những bức ảnh? - Ảnh 2.

    Ảnh: CNN

    Những tấm hình được công bố trước đó cho thấy hình ảnh tên lửa trong quá trình chuẩn bị, được sơn hai màu đen và vàng. Schmerler cũng chỉ ra trên tấm hình, bộ phận ăng ten đo xa - dùng để xác định cự ly tới mục tiêu - được tích hợp tại đầu tên lửa giúp gửi lại thông tin của cuộc thử nghiệm.

    Ông này cũng cho biết thêm, bộ phận giảm tốc cho đầu đạn khi trở về quỹ đạo trong bức hình được công bố là một động cơ nhiên liệu rắn nhỏ được bắn ngược lại với hướng bay của tên lửa và một khi đạt đến điểm giới hạn, đầu tên lửa sẽ được tách rời.

    Triều Tiên thử tên lửa: Thấy gì từ những bức ảnh? - Ảnh 3.

    Ảnh: CNN/KCNA

    Triều Tiên đã tự chế tạo được vũ khí tân tiến như vậy?

    Theo chuyên gia Mỹ, những bộ phận cấu thành tên lửa Hwasong-12 có vẻ thực sự thuộc “bản quyền của Triều Tiên”, có thể chúng được thiết kế bởi các kỹ sữ trong nước, chứ không phải là thiết kế dựa vào những đầu đạn hạt nhân của Liên Xô.

    Schmerser cho rằng, Hwasong-12 là loại tên lửa một tầng nhưng điều này cũng có thể không chính xác và hiện không có dữ liệu nào chỉ ra đây là tên lửa đa tầng.

    Triều Tiên thử tên lửa: Thấy gì từ những bức ảnh? - Ảnh 4.

    Ảnh: CNN/KCNA

    Ông cho biết, Bình Nhưỡng đã có những động thái ám chỉ về những gì sắp diễn ra trong cuộc diễu binh Ngày Mặt Trời vào hồi tháng Tư. Thời gian đó, cuộc thử nghiệm Hwasong-12 vẫn chưa diễn ra. Loại vũ khí mới này xuất hiện muộn hơn tên lửa Musudan và có đầu tên lửa tương tự như tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) KN-08 của Triều Tiên.

    Nó cũng được vận chuyển bằng cùng một loại phương tiện như các tên lửa trước đó.

    Được trang bị động cơ mới?

    Theo Schmerler, cuộc phóng thử tên lửa Chủ nhật có thể có liên quan đến cuộc thử nghiệm động cơ diễn ra tại Trạm phóng vệ tinh Sohae Triều Tiên vào tháng Ba năm nay.

    Những hình ảnh được phát đi từ Bình Nhưỡng cho thấy nhà lãnh đạo Kim Jong Un cũng có mặt tại cuộc thử nghiệm mà điểm đặc biệt của nó là sự ra mắt động cơ "của một thiết kế mà chúng ta chưa từng chứng kiến trước đây".

    Triều Tiên thử tên lửa: Thấy gì từ những bức ảnh? - Ảnh 5.

    Ảnh: CNN/KCNA

    Thiết kế này với động cơ chính lớn cùng bốn bộ đẩy xi lanh quanh một điểm, giúp điều chỉnh hướng đi của tên lửa.

    Sau cuộc thử nghiệm đó, Triều Tiên đã tuyên bố rằng, thế giới sẽ sớm được chứng kiến sức mạnh của nó”, Schmerler nói.

    Cuộc thử nghiệm tên lửa với động cơ mới này của Triều Tiên rất đáng chú ý, nó vượt trội hơn hẳn những lần bắn thử trước đây”, Schmerler cho biết thêm.

    Theo chuyên gia Mỹ, tên lửa Hwasong-12 thực sự gây chú ý vì hiệu suất đạt được. Đây cũng là lần phóng thử tên lửa bay cao nhất mà Bình Nhưỡng tiến hành từ trước đến nay, không tính các vụ phóng vệ tinh.

    Triều Tiên thử tên lửa: Thấy gì từ những bức ảnh? - Ảnh 6.

    Ảnh: CNN

    Triều Tiên sở hữu gì?

    Schmerler cho biết việc xác định các tên lửa hạt nhân từ các hình ảnh được truyền thông Triều Tiên đăng tải đang trở nên khó khăn hơn.

    "Những tên lửa “từng có mã số seri đồng bộ trong các cuộc duyệt binh trước đó, như chỉ dẫn để chúng ta xác định các tên lửa. Nhưng trong cuộc duyệt binh gần đây nhất, Triều Tiên đã bỏ thông số đó. Chúng ta vẫn đang cố gắng để tìm ra cách xác định hệ thống mới”, Schmerler nói.

    Ông cho biết rất khó để khẳng định Triều Tiên đang sở hữu bao nhiêu tên lửa Hwasong-12. Tuy nhiên, chúng ta có thể ước lượng được số lượng tên lửa từ số tàu phóng mà nước này đã mua.

    Triều Tiên thử tên lửa: Thấy gì từ những bức ảnh? - Ảnh 7.

    Ảnh: CNN/KCNA

    Ông nói: “Họ chỉ có một số lượng hạn chế xe mang phóng tự hành (TELs). Cũng không có bằng chứng nào cho thấy Triều Tiên có thể tự sản xuất chúng và họ cũng không muốn đốt cháy phương tiện vận chuyển trong quá trình phóng tên lửa”.

    Schmerler chỉ ra trong những bức ảnh của truyền thông KCNA, Bình Nhưỡng đều đỗ xe vận chuyển tên lửa tại bệ phóng, sau đó dỡ bỏ tên lửa xuống rồi lái xe đi.

    "Chúng ta từng nhìn thấy quá trình phóng tên lửa trực tiếp trước đây và cũng không tạo ra sự khác biệt nhiều với cách phóng này nhưng việc lắp đặt sẽ phức tạp hơn một chút”, Schmerler cho biết, về phương diện thực tế, phương pháp phóng này sẽ hạn chế khả năng di chuyển của tên lửa.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/trieu-tien-thu-ten-lua-thay-gi-tu-nhung-buc-anh-a192973.html
    Sự kiện: Thế giới 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    vtc.vn
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan