+Aa-
    Zalo

    Tin tức đời sống mới nhất ngày 5/11: Đi khám đau lưng, người đàn ông phát hiện mắc ung thư phổi di căn

    (ĐS&PL) - Tin tức đời sống mới nhất ngày 5/11/2023. Cập nhật tin đời sống mới nhất ngày 5/11/2023 trên trang Đời sống & Pháp luật.

    Đi khám đau lưng, người đàn ông phát hiện mắc ung thư phổi di căn

    Theo thông tin trên VnExpress, người đàn ông 60 tuổi bị đau lưng, điều trị một số nơi không đỡ. Đại diện Bệnh viện Đa khoa 115 Nghệ An cho biết, người bệnh tiền sử không bị chấn thương, chụp X - quang cột sống thắt lưng phát hiện xẹp đốt sống. 

    Chụp cắt lớp vi tính phổi ghi nhận khối u nhỏ ở đỉnh phổi trái đường kính 12 mm và rất nhiều hạch to ở trung thất. Kết quả sinh thiết chẩn đoán ung thư phổi, đã di căn.

    Bác sĩ nhận định những khối u nhỏ ở đỉnh phổi được coi là điểm mù rất dễ bị bỏ sót khi chụp X-quang. Đó cũng có thể là nguyên nhân mà các lần khám trước bệnh nhân không được phát hiện.

    Được biết, ung thư phổi đứng đầu về số ca mắc mới ở nam với hơn 1,4 triệu ca, đứng thứ ba về số ca mắc mới ở nữ với gần 771.000 ca. Việt Nam là nước có tỷ lệ mắc và tử vong do ung thư phổi rất cao.

    tin tuc doi song moi nhat ngay 5112023 di kham dau lung nguoi dan ong phat hien mac ung thu phoi di can
    Khối u phổi trái sau khi chụp cắt lớp vi tính. Ảnh: VnExpress

    Năm 2020, tỷ lệ mắc mới và tử vong do ung thư phổi đứng thứ hai ở cả hai giới, với 14% tỷ lệ mắc mới, 19% tỷ lệ tử vong. Bệnh thường gặp ở người lớn tuổi. 90% ca ung thư phổi được chẩn đoán sau tuổi 55, tuổi trung bình mắc ung thư phổi là 70. Tỷ lệ mắc bệnh và tử vong ở nam cao hơn gấp hai lần so với ở nữ.

    Dấu hiệu cảnh báo đau lưng do ung thư phổi gồm đau lưng lúc nghỉ ngơi, vào ban đêm, đau khi không hoạt động và nặng hơn khi nằm trên giường, hít thở sâu. Cơn đau không đáp ứng với vật lý trị liệu và các phương pháp điều trị khác cũng có thể là dấu hiệu ung thư phổi.

    Đau lưng do ung thư phổi thường đi kèm với các triệu chứng khác như ho kéo dài, ho ra máu, khó thở, tức ngực. Người bệnh mệt mỏi, giảm cân không chủ ý, chán ăn.

    Những người có các dấu hiệu trên nên đến bác sĩ khám, tầm soát để phát hiện sớm bệnh (nếu có). Các phương pháp điều trị ung thư phổi phổ biến gồm xạ trị, hóa trị, liệu pháp miễn dịch, nhắm trúng đích.

    Bị bạn gái quen qua mạng lừa mất hơn 2,4 tỷ đồng

    VietNamNet dẫn thông tin trên The Thaiger cho hay, chàng trai tên Toon quen cô gái tên Boom Bim qua mạng xã hội Facebook. Cô Boom chính là người bắt chuyện với chàng trai trước, tự nhận mình là bạn gái cũ của Tawan - bạn của anh Toon.

    Anh Toon quả thực  có một người bạn tên là Tawan nhưng anh chưa từng gặp cô gái này trước đây. Bị thu hút bởi bức ảnh đại diện của cô, anh trò chuyện và đồng ý bắt đầu mối quan hệ trực tuyến .

    Mối quan hệ của họ phát triển, dù chưa bao giờ gặp mặt nhưng hai người rất thân thiết, thậm chí gọi nhau là vợ chồng. Anh Toon thừa nhận rằng anh chưa từng có bạn gái trước đây và cảm thấy có mối liên hệ chặt chẽ với Boom.

    tin tuc doi song moi nhat ngay 5112023 di kham dau lung nguoi dan ong phat hien mac ung thu phoi di can2
    Chàng trai chỉ phát hiện mình bị lửa khi biết những bức ảnh mà cô gái sử dụng là của một người phụ nữ khác. Ảnh minh họa: FBI

    Cô gái này chưa từng lộ mặt trong các cuộc gọi video và từ chối mọi nỗ lực gặp mặt trực tiếp của anh Toon. Sau một thời gian quen nhau, Boom bắt đầu mượn tiền của chàng trai.

    Sau đó, Boom lấy lý do gia cảnh khó khăn, mẹ bị bệnh để thường xuyên xin tiền của bạn trai. Lúc thì cô nói để chữa bệnh cho mẹ, lúc để đóng học phí và trang trải một số chi phí khác.

    Với sự tin tưởng và tình yêu dành cho cô, anh Toon đã chuyển tổng cộng khoảng 98.347 USD (2,4 tỷ đồng). Anh chỉ phát hiện ra sự thật khi biết những bức ảnh mà Boom sử dụng là của một người phụ nữ khác tên là Aom.

    Hóa ra, cô gái này đã lấy hình ảnh từ trang cá nhân Facebook của Aom. Anh Toon nhanh chóng tìm ra Aom và họ cùng nhau đi báo cảnh sát để tìm ra sự thật về kẻ lừa đảo tên Boom.

    Người đàn ông có nguy cơ tử vong sau khi ăn món quen thuộc

    Báo Dân Trí đưa tin, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn vừa  tiếp nhận trường hợp bệnh nhân M.V.C (58 tuổi, ở xã Vạn Linh, huyện Chi Lăng) nhập viện trong tình trạng nôn nhiều, đại tiện phân lỏng, ban đỏ tím hai tay, hai chân, mụn nước rải rác toàn thân.

    Bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp, suy tim, xơ gan, lạm dụng rượu. Qua khai thác bệnh sử, ngày 29/10, bệnh nhân đã ăn tiết canh lợn. Sau ăn, bệnh nhân xuất hiện các dấu hiệu trên và được đưa đến bệnh viện.

    tin tuc doi song moi nhat ngay 5112023 di kham dau lung nguoi dan ong phat hien mac ung thu phoi di can1
    Vi khuẩn liên cầu lợn lây từ lợn sang người thông qua tiếp xúc trực tiếp với lợn mang vi khuẩn thông qua những vết thương nhỏ, hoặc trầy xước trên da trong quá trình giết mổ lợn, chế biến thịt lợn, hay ăn tiết canh, thịt lợn chưa chế biến kỹ. Ảnh minh họa

    Người bệnh vào viện với chẩn đoán sốc nhiễm khuẩn, nhiễm khuẩn huyết, nhiễm khuẩn tiêu hóa, viêm màng não, suy thận cấp/suy tim, xơ gan. Bệnh nhân được xử trí thở máy và dùng thuốc vận mạch, lọc máu hàng ngày. Hiện tại bệnh nhân hôn mê, tình trạng sốc nhiễm khuẩn và suy đa tạng chưa được cải thiện, nguy cơ tử vong cao.

    Thời gian gần đây, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn tiếp nhận khá nhiều trường hợp bệnh nhân nguy kịch do nhiễm khuẩn liên cầu lợn sau khi ăn tiết canh. Bệnh có nguy cơ lây lan thành dịch, có thể gây tử vong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

    Liên cầu khuẩn lợn (tên khoa học Streptoccocus suis) là tác nhân gây bệnh viêm phổi, viêm màng não, nhiễm trùng huyết, viêm khớp ở lợn. Tuy nhiên, vi khuẩn có thể cư trú ở đường hô hấp trên (mũi, họng), đường sinh dục và tiêu hóa của lợn khỏe mạnh.

    XEM THÊM: Bác sĩ cảnh báo biến chứng cô đặc máu nguy hiểm khi mắc sốt xuất huyết

    Vi khuẩn liên cầu lợn lây từ lợn sang người thông qua tiếp xúc trực tiếp với lợn mang vi khuẩn (lợn lành, hoặc lợn bị bệnh) thông qua những vết thương nhỏ, hoặc trầy xước trên da trong quá trình giết mổ lợn, chế biến thịt lợn, hay ăn tiết canh, thịt lợn chưa chế biến kỹ.

    Chưa có bằng chứng lây nhiễm liên cầu lợn từ người sang người, và cũng chưa có vaccine phòng bệnh. Điều trị bệnh liên cầu lợn cũng rất khó khăn, người bệnh thường phải nằm ở khoa hồi sức tích cực trong vài tuần. Thậm chí, nếu nhập viện khi đã nặng, bệnh nhân có nguy cơ bị hoại tử da, tay, mặt và di chứng nặng trên cơ thể như điếc tai, ngón tay phải cắt cụt.

    Đinh Kim(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tin-tuc-doi-song-moi-nhat-ngay-5-11-2023-di-kham-dau-lung-nguoi-dan-ong-phat-hien-mac-ung-thu-phoi-di-can-a598137.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan