+Aa-
    Zalo

    Tin tức đời sống ngày 29/1: Người phụ nữ bị chuột cắn chảy máu tay

    • DSPL
    ĐS&PL Tin tức đời sống mới nhất ngày 29/1/2021. Cập nhật tin đời sống mới nhất ngày 29/1/2021 trên trang Đời sống & Pháp luật.

    Tin tức đời sống mới nhất ngày 29/1/2021. Cập nhật tin đời sống mới nhất ngày 29/1/2021 trên trang Đời sống & Pháp luật.

    Người phụ nữ bị chuột cắn chảy máu tay

    Hình minh họa.

    Chị T.N.D. (30 tuổi, ngụ phường 3, TP.Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng) cho biết nhà có nhiều chuột cắn phá vào ban đêm.

    Khuya 26/1, khi đang ngủ chị có cảm giác rất đau ở đầu một ngón tay. Giật mình thức giấc, chị D. bật đèn kiểm tra thì thấy một chú chuột nhắt nhảy từ giường xuống gạch. Tay chị D. bị chảy máu một ngón.

    Ngày 27/1, chị T.N.D. nhờ bác sĩ địa phương tiêm vaccine ngừa bệnh. Bởi chuột cắn có thể gây ra bệnh uốn ván. Đây là bệnh do trực khuẩn clostridium tetani gây nên.

    Ngoài ra, người bị chuột cắn có thể lây nhiễm Hanta virus. Virus này do chuột truyền qua chất thải như phân, nước tiểu, nước bọt của chúng. Người bệnh có triệu chứng như sốt cao, nhức đầu, mệt mỏi, hạ huyết áp, xuất huyết dưới da, tiểu ít, suy thận. Tỷ lệ tử vong khoảng 5% nếu không điều trị kịp thời.

    Hóc xương cá dứa, người phụ nữ nguy hiểm tính mạng

    Xương cá dứa lấy ra từ cổ họng bệnh nhân. (Ảnh: BV)

    Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ vừa phẫu thuật cứu sống bệnh nhân T.T.H. (64 tuổi, ngụ tỉnh Tiền Giang) bị áp xe cổ lan xuống trung thất nghiêm trọng do hóc xương cá.

    Trước đó 3 ngày, bệnh nhân ăn cá dứa không may nuốt phải xương rồi bị vướng xương ở vùng họng. Mặc dù đã áp dụng mẹo dân gian là nuốt cục cơm để xương theo xuống nhiều lần nhưng không thành, cổ họng ngày càng sưng to.

    Qua hình ảnh chụp cắt lớp (cản quang) vi tính cột sống cổ, các bác sĩ hội chẩn và chẩn đoán bệnh nhân bị áp xe cổ lan trung thất, đái tháo đường type 2, có dị vật. Bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật cấp cứu.

    Ê kíp phẫu thuật đã bóc tách vào ổ áp xe dọc động mạch cảnh – thực quản và khí quản hút ra 500 ml mủ đục, mùi hôi, bơm rửa dịch mủ vùng cổ và trung thất trên. Ở vùng áp xe cổ trái lấy bác sĩ lấy ra dị vật là xương cá.

    Hiện sức khỏe bệnh nhân đã phục hồi tốt, hết sốt, tỉnh táo, sinh tồn ổn định, tiếp tục được theo dõi, điều trị.

    Ghép tế bào gốc thành công cho bệnh nhi nhỏ tuổi

    Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM) vừa thực hiện thành công ca ghép tế bào gốc tạo máu tự thân cho bệnh nhi u nguyên bào thần kinh nhỏ tuổi và bị suy dinh dưỡng nặng.

    Đó là bệnh nhi N.N.M. (32 tháng tuổi, ngụ Đắk Lắk) có cơ địa suy dinh dưỡng, chỉ nặng 11kg. Bé lần đầu nhập viện với dấu hiệu đau bụng 1 tuần, siêu âm phát hiện khối u vùng hạ vị từ tháng 6/2020. Bé chẩn đoán bệnh lý u nguyên bào thần kinh nhóm nguy cơ cao, nếu không được ghép tủy thì tỉ lệ sống 1 năm của bé chỉ có 12%.

    Bệnh nhi M. được ghép tế bào gốc tạo máu tự thân và được chăm sóc đặc biệt tại đơn vị ghép tế bào gốc.

    Sau một tuần tái khám, kết quả kiểm tra các dòng tế bào máu đang hồi phục thuận lợi, chức năng gan thận trong giới hạn bình thường, bé hoạt bát, ăn uống tốt, không cần truyền máu hay thuốc điều trị biến chứng liên quan ghép. Dự kiến bệnh nhi sẽ tiếp tục xạ trị sau vài tuần và điều trị thuốc duy trì sau truyền tế bào gốc 3 tháng nhằm hạn chế khả năng tái phát của khối u.

    Việt Hương (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tin-tuc-doi-song-ngay-291-nguoi-phu-nu-bi-chuot-can-chay-mau-tay-a354251.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan