Chưa cần ăn, chỉ đứng cạnh bếp nướng thịt cũng có nguy cơ mắc bệnh ung thư?


Thứ 6, 25/05/2018 | 06:51


Cùng sự kiện

Không phải chỉ ăn đồ nướng mới có nguy cơ mắc bệnh ung thư, một nghiên cứu khoa học mới chỉ ra rằng ngay cả khi bạn đứng cạnh bếp nướng cũng dễ dàng mắc căn bệnh quái ác

Không phải chỉ ăn đồ nướng mới có nguy cơ mắc bệnh ung thư, một nghiên cứu khoa học mới chỉ ra rằng ngay cả khi bạn đứng cạnh bếp nướng khi đang nướng thịt cũng dễ dàng mắc căn bệnh quái ác này.

Có nên ăn đồ nướng hay không là vấn đề trang cãi từ rất lâu của nhiều người. Ở Việt Nam, trong khi bộ phận lớn giới trẻ lại 'nghiện' những món đồ nước, đặc biệt là thịt nướng thì những người lớn tuổi lại ngần ngại trước món đồ ăn này vì lo ngại vấn đề ung thư.

Bàn về vấn đề này, các nhà nghiên cứu Trung Quốc khuyến cáo rằng nướng thịt ở nhiệt độ cao sẽ làm giải phóng hóa chất được gọi là hydrocacbon thơm đa vòng (PAHs), được xác định là gây ung thư, gây đột biến, và quái thai. Đáng chú ý nhất, PAHs có liên quan đến ung thư phổi, bàng quang và da.

Thịt bao gồm các mô cơ và mỡ và, do nhiệt độ cao, axit amin, đường và các thành phần khác chảy xuống lớp than nóng bên dưới từ đó chúng được chuyển hóa thành PAHs. PAHs được đưa trở lại lên thức ăn trên vỉ nướng do nó bị bao quanh bởi khói.

Các PAHs bám vào bề mặt của thực phẩm, có nghĩa là hầu hết các độc tố chúng ta nhận được từ thực phẩm nướng vào cơ thể chúng ta khi chúng ta ăn chúng. Tuy nhiên, nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Khoa học và Công nghệ Môi trường cho thấy rằng nguồn chứa PAHs mạnh thứ hai chính là khói khi nướng thịt. Tiếp xúc với khói làm tăng nguy cơ PAHs thấm qua da.

Những người đứng cạnh bếp nướng thịt có nguy cơ mắc bệnh ung thư.

Thêm một con số nữa, khoảng 70% người Mỹ sở hữu bếp nướng bị phơi nhiễm với những hạt khói bụi có liên quan đến ung thư phổi, da và bàng quang.

Các nhà nghiên cứu Trung Quốc khuyên những người định tổ chức tiệc nướng ngoài trời trong mùa hè này cần che phủ da càng nhiều càng tốt, và nhanh chóng thay quần áo bị ám khói khi đã nướng xong để giảm thiểu nguy cơ ung thư.

Các chất hóa học không phải ở thật gần mới ngấm vào da, vì vậy nếu bạn không phải là người đứng bếp, thì tốt nhất nên vào nhà đợi đến giờ ăn.

Để tìm ra mức độ tiếp xúc nguy hiểm nhất với khói thịt nướng, các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã tình nguyện đứng ở những khoảng cách khác nhau từ một bếp nướng và có một số ăn thức ăn nướng trên đó.

Nếu không phải người nướng, tốt nhất bạn nên đứng tránh xa bếp nướng cho đến khi đồ ăn đã sẵn sàng.

Sau khi nướng xong, họ phân tích mẫu nước tiểu từ mỗi người tham gia.

Những người ăn thức ăn nướng có mức PAH cao nhất, nhưng tiếp xúc với da tạo ra sự khác biệt đáng ngạc nhiên trong mức độ tiếp xúc với chất gây ung thư.

Ngoài PAH, mỡ nóng biến thành dầu rồi biến thành dạng khí và thoát ra khỏi bếp nướng theo khói.

Da rất dễ ngấm dầu, và các nhà nghiên cứu Trung Quốc đưa ra giả thuyết rằng hàm lượng dầu của khói sẽ làm da ngấm dầu.

Theo nhóm nghiên cứu, nếu ăn đồ nướng, cách tốt nhất để giảm phơi nhiễm là che đậy càng nhiều càng tốt nhưng cần làm sạch ngay sau khi ngừng nấu để bảo vệ sức khỏe tốt hơn.

Mỹ An (T/h)

Link nguồn: https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/chua-can-an-chi-dung-canh-bep-nuong-thit-cung-co-nguy-co-mac-benh-ung-thu-a230731.html