+Aa-
    Zalo

    Cảnh tượng triệu năm có một: Việt Nam có quan sát được không?

    ĐS&PL (ĐSPL) - Về hiện tượng sao chổi bay sượt qua Sao Hỏa ở khoảng cách gần nhất, ông Nguyễn Đức Phường nghiên cứu về Thiên văn - Vũ trụ cho biết Việt Nam không thể quan sát được hiện tượng này.

    (ĐSPL) - Liên quan đến hiện tượng sao chổi bay sượt qua Sao Hỏa ở khoảng cách gần nhất (cảnh tượng triệu năm có một lần), ông Nguyễn Đức Phường, Nhà nghiên cứu về Thiên văn - Vũ trụ, Đại học Quốc Gia Hà Nội khẳng định Việt Nam không thể quan sát được hiện tượng này.

    Cảnh tượng triệu năm có một: Việt Nam có quan sát được không?

    Hình ảnh sao chổi Siding Spring qua kính viễn vọng hồi tháng 3/2014. Ảnh: NASA.

    Lúc 1h27' sáng 21/10 (giờ Việt Nam), những người đam mê thiên văn học sẽ được chứng kiến cảnh tượng triệu năm mới xảy ra một lần khi sao chổi Siding Spring (C/2013 A1) bay sượt qua Sao Hỏa ở khoảng cách gần nhất, khoảng 141.600 km - ít hơn một nửa khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trăng.

    Các nhà khoa học hy vọng khoảng cách này đủ gần để có thể "lộ ra" những manh mối về sự hình thành của hệ Mặt Trời. Đây là một cơ hội vô giá để các nhà khoa học tìm hiểu về vật chất, bao gồm các hợp chất của carbon và nước đã tồn tại trong quá trình hình thành hệ Mặt trời 4,5 triệu năm trước.

    Siding Spring có nguồn gốc từ đám mây Oort, một khu vực không gian hình cầu bên ngoài hệMặt Trời với khoảng cách từ 50.000 đến 100.000 đơn vị thiên văn, có chứa các vật thể băng giá còn sót lại sau quá trình hình thành hệ này.

    Liên quan đến hiện tượng kỳ thú này, ông Nguyễn Đức Phường, Nhà nghiên cứ về Thiên văn - Vũ trụ, Đại học Quốc Gia Hà Nội cho biết trên báo VTC News, hiện nay sao chổi này đang bay về hướng sao Hỏa với vận tốc 56km/giây. "Đây chỉ là cơ hội để các nhà khoa học nghiên cứu thôi. Còn ở dưới mặt đất thì chúng ta khó quan sát được hiện tượng này. Chúng ta có thể sử dụng kính thiên văn lớn mới có thể quan sát được. Còn kính thiên văn phổ thông thì rất khó. Bằng mắt thường thì không thể quan sát được", ông Phường cho hay.

    "Có thể khẳng định ở Việt Nam sẽ không thể quan sát được hiện tượng này vào sáng mai. Hiện chúng ta có một kính thiên văn 16 inch đặt ở trường Đại học Sư phạm Hà Nội, nhưng do môi trường quan sát không tốt nên sẽ không thể sử dụng để quan sát được", ông Phường thông tin.

    Được biết, Siding Spring có nguồn gốc từ đám mây Oort, một khu vực không gian hình cầu bên ngoài hệMặt Trời với khoảng cách từ 50.000 đến 100.000 đơn vị thiên văn, có chứa các vật thể băng giá còn sót lại sau quá trình hình thành hệ này.

    Theo Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA), sao Chổi C/2013 A1 với đường kính lõi khoảng 1,6km sẽ bay trong không gian với tốc độ khoảng 202.000km/h.

    Để tránh thiệt hại khi sao Chổi di chuyển với tốc độ cao, NASA đã di chuyển các tàu vũ trụ của cơ quan này xa hành tinh Đỏ. Hai robot thám hiểm tự hành của NASA là Curiosity và Opportunity vừa vào quỹ đạo, sẵn sàng nhận nhiệm vụ gửi hình ảnh về hiện tượng này tới Trái đất.


     

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/canh-tuong-trieu-nam-co-mot-viet-nam-co-quan-sat-duoc-khong-a56459.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    vtc.vn
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan