+Aa-
    Zalo

    Hai áp thấp nhiệt đới hoành hành trên biển Đông gây mưa to, gió giật cấp 10

    ĐS&PL Hai áp thấp ở biển Đông gây mưa to, gió lớn giật tới cấp 10 rất nguy hiểm cho tàu thuyền hoạt động trên biển.

    Hai áp thấp ở biển Đông gây mưa to, gió lớn giật tới cấp 10 rất nguy hiểm cho tàu thuyền hoạt động trên biển.

    Vị trí và đường đi của hai áp thấp nhiệt đới. Nguồn: NCHMF.

    Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, sáng sớm 3/9 ở đảo Bạch Long Vĩ đã có gió mạnh cấp 7, giật mạnh cấp 9; ven biển các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Quảng Trị có gió mạnh cấp 6, giật mạnh cấp 7 - 8; ở Hòn Ngư xuất hiện gió giật mạnh cấp 10 trong mưa dông.

    Các tỉnh từ Nghệ An đến Thừa Thiên Huế đã có mưa to đến rất to với lượng mưa phổ biến 80 - 150 mm/24 giờ, có nơi to hơn như Hà Tĩnh 177 mm, Huế 224 mm.

    Hồi 4h ngày 3/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 16,6 độ Vĩ Bắc; 107,7 độ Kinh Đông, ngay trên bờ biển các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên Huế. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 - 7 (40 - 60 km/giờ), giật cấp 9. Bán kính gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 khoảng 80 km tính từ tâm áp thấp nhiệt đới.

    Hiện, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Nam, mỗi giờ đi được 5 - 10 km, đi vào đất liền các tỉnh từ Quảng Trị đến Quảng Nam. Đến 16h ngày 3/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở khoảng 16 độ Vĩ Bắc; 107,4 độ Kinh Đông, trên đất liền các tỉnh từ Quảng Trị đến Quảng Nam. Sức gió mạnh nhất cấp 6 - 7 (40 - 60 km/giờ), giật cấp 8.

    Sau đó áp thấp nhiệt đới có khả năng đổi hướng và di chuyển chậm theo hướng Đông, mỗi giờ đi được khoảng 5- 10 km. Đến 1h ngày 4/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở khoảng 16,2 độ Vĩ Bắc; 108,3 độ Kinh Đông, trên bờ biển các tỉnh từ Quảng Trị đến Quảng Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 -7 (40 - 60 km/giờ), giật cấp 8.

    Tiếp theo, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Đông Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10 km. Đến 1 giờ ngày 5/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở khoảng 17,7 độ Vĩ Bắc; 110,3 độ Kinh Đông, cách đảo Hải Nam khoảng 100 km về phía Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 - 7 (40 - 60 km/giờ), giật cấp 9.

    Từ ngày 5- 6/9 áp thấp nhiệt đới di chuyển chủ yếu theo hướng Đông Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 15 km và có khả năng mạnh lên thành bão.

    Về áp thấp nhiệt đới thứ 2 đang hoạt động trên Biển Đông: Hồi 4h ngày 3/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới khoảng 17 độ Vĩ Bắc; 113,7 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 150 km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (40- 50 km/giờ), giật cấp 8. Bán kính gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 khoảng 80 km tính từ tâm áp thấp nhiệt đới.

    Áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Bắc Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10 - 15 km. Đến ngày 4/ 9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở khoảng 19 độ Vĩ Bắc; 111,1 độ Kinh Đông, trên khu vực phía Đông đảo Hải Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (40 - 50 km/giờ), giật cấp 8.

    Cảnh báo ngày và đêm 3/9 ở khu vực Vịnh Bắc Bộ, vùng biển từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi có gió mạnh cấp 6 - 7, giật cấp 9; sóng biển cao 2 - 4 m; biển động mạnh; ở vùng ven biển các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Quảng Nam có gió mạnh cấp 6, giật cấp 7 - 8.

    Vùng nguy hiểm trên Biển Đông do áp thấp nhiệt đới (gió mạnh từ cấp 6 trở lên): Phía Bắc vĩ tuyến 13 độ Vĩ Bắc.

    Ngoài ra do ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam cường độ mạnh nên vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau, khu vực Nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa) có gió mạnh cấp 6 - 7, giật cấp 8. Sóng biển cao 2,5 - 3,5 m. Biển động mạnh. Cấp độ rủi ro thiên tai cấp 3.

    Được biết trường hợp xuất hiện đồng thời hai áp thấp nhiệt đới và bão, cùng tương tác với nhau hiếm khi xảy ra. Sự tương tác này khiến diễn biến của các cơn áp thấp nhiệt đới và bão sẽ còn rất phức tạp.

    Lý giải về sự bất thường của thời tiết dẫn tới xuất hiện nhiều áp thấp nhiệt đới và bão, chia sẻ với báo Tuổi Trẻ, ông Hoàng Phúc Lâm, phó giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết hiện nay đang là thời gian cao điểm của mùa bão trên khu vực Biển Đông, với hoạt động mạnh của dải hội tụ nhiệt đới cùng với nhiệt độ mặt nước biển cao phổ biến trên 30 độ C. Trên dải hội tụ nhiệt đới này sẽ có khả năng hình thành nhiều vùng xoáy khác nhau, và sau đó có thể mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới và bão.

    Thanh Tùng (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/hai-ap-thap-nhiet-doi-hoanh-hanh-tren-bien-dong-gay-mua-to-gio-giat-cap-10-a291291.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    vtc.vn
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan