+Aa-
    Zalo

    Tinh giản biên chế: Công khai, minh bạch để mọi người giám sát

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Để tránh tình trạng “trù dập”, khi thực hiện việc tinh giản biên chế cần công khai, minh bạch để mọi người giám sát.

    (ĐSPL) - Để tránh tình trạng “trù dập”, khi thực hiện việc tinh giản biên chế cần công khai, minh bạch để mọi người giám sát.

    Theo tin tức trên báo Vietnamnet, trong cuộc họp báo thường kỳ Bộ Nội vụ ngày 7/5, Vụ trưởng Vụ Tổ chức Biên chế Thái Quang Toản cho biết, khó nhất trong tinh giản theo nghị định 132 là trách nhiệm người đứng đầu chưa rõ.

    "Tính quyết đoán  của người đứng đầu từ các bộ ngành đến địa phương chưa thể hiện nên chưa thực hiện được" - theo ông Toản phân tích.

    Trong khi đó, nghị quyết 39 của Bộ Chính trị đưa ra định hướng tinh giản biên chế tối thiểu 10\% gắn với trách nhiệm người đứng đầu.

    Theo quy định, các trường hợp tinh giản biên chế gồm những công chức có 2 năm liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ hoặc hoàn thành nhiệm vụ nhưng năng lực yếu. Đối với viên chức, họ bị tinh giản khi có 1 năm không hoàn thành nhiệm vụ và 1 năm bị đánh giá "năng lực chuyên môn hạn chế".

    Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn trả lời báo chí - Ảnh: Báo Tuổi Trẻ

    Theo báo Tiền Phong, tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn cho rằng, việc tinh giản biên chế là việc phân loại, đánh giá và đưa những người không đáp ứng yêu cầu công vụ ra khỏi bộ máy. Tuy nhiên, để tránh tình trạng “trù dập”, khi thực hiện việc tinh giản biên chế cần công khai, minh bạch để mọi người giám sát.

    Theo Thứ trưởng Trần Anh Tuấn, lâu nay dư luận nói rằng 30\% công chức không làm được việc, còn ở các bộ, ngành địa phương khi gửi báo cáo về Bộ lại thấy toàn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, đó là mâu thuẫn.

    Vì thế trong quá trình nghiên cứu, thực hiện, chúng ta cũng đặt ra tỷ lệ tinh giản biên chế đạt tỷ lệ 10\% trở lên để phấn đấu. Tuy nhiên, việc này không phải là thực hiện trong một năm mà trong vòng 7 năm, từ 2015 đến 2021.

    “Việc đặt ra tỷ lệ lần này có nhiều tính khả thi. Bên cạnh đó, chúng ta cũng đã gắn trách nhiệm của người đứng đầu với mục tiêu tinh giản biên chế.

    Hơn nữa tới đây Chính phủ sẽ ban hành Nghị định đánh giá phân loại cán bộ, công chức và đó sẽ là công cụ hữu hiệu để đánh giá, phân biệt người làm tốt, người làm không tốt và đưa vào diện tinh giản”, ông Tuấn nói.

    Kim Thành(Tổng hợp)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tinh-gian-bien-che-cong-khai-minh-bach-de-moi-nguoi-giam-sat-a93526.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan