+Aa-
    Zalo

    Tình hình chiến sự Syria mới nhất ngày 21/12: Nga, Mỹ cùng có động thái triển khai quân đội ở Syria

    • DSPL
    ĐS&PL Tình hình chiến sự Syria mới nhất ngày 21/12: Nga, Mỹ cùng có động thái triển khai quân đội; Tàu chiến Pháp áp sát căn cứ Tartus "cự ly nguy hiểm";...

    Tình hình chiến sự Syria mới nhất ngày 21/12: Nga, Mỹ cùng có động thái triển khai quân đội; Tàu chiến Pháp áp sát căn cứ Tartus "cự ly nguy hiểm";...

    Đoàn xe khổng lồ của Mỹ tiến vào Đông Bắc Syria

    Đoàn xe quân sự Mỹ ở Đông Bắc Syria. Ảnh: AMN

    Ngày 20/12, hãng thông tấn quốc gia Syria (SANA) đưa tin, một đoàn xe quân sự Mỹ với hậu cần và trang thiết bị đã tiến vào Đông Bắc Syria thông qua cửa khẩu từ Iraq.

    Theo SANA, đoàn xe của Mỹ gồm 73 chiếc đã tiến vào Đông Bắc Syria dưới sự hộ tống của 6 ô tô thuộc Các lực lượng Dân chủ Syria (SDF) và sẽ di chuyển đến căn cứ tại sân bay quân sự Khrab al-Jir mà chính phủ Syria coi là đóng “bất hợp pháp”.

    Nguồn tin địa phương cho biết, đoàn xe này từ Iraq tiến vào Syria thông qua cửa khẩu Al Waleed và đã tới khu vực Đông Bắc tỉnh Hasakah.

    Quân đội Mỹ hiện đồn trú tại các tỉnh Hasakah và Deir ez-Zur của Syria, song chính quyền Damascus liên tục phản đối sự hiện diện của quân đội Mỹ ở quốc gia này, coi đây là hành vi xâm phạm chủ quyền quốc gia và luật pháp quốc tế.

    Nga chuyển quân tới Ain Issa của Syria

    Quân cảnh Nga đã triển khai radar trinh sát 1L271 Aistenok tới khu vực thị trấn Ain Issa ở Đông Bắc Syria. Ảnh: RMC

    Sau một số cuộc tấn công của các chiến binh do Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn, Nga đã triển khai quân đội của mình tới miền Bắc Syria.

    Bất chấp cảnh báo với Thổ Nhĩ Kỳ rằng các binh sĩ Nga và các trạm quan sát của Lực lượng vũ trang Nga nằm trên lãnh thổ thành phố Ain Issa của Syria, Thổ Nhĩ Kỳ, theo thỏa thuận với các chiến binh thánh chiến dưới sự kiểm soát của họ, đang cố gắng tấn công khu vực này trong ngày thứ tư liên tiếp, khiến quân đội Nga buộc phải chuyển các đơn vị quân đội của mình tới đây.

    Với lợi thế rõ ràng của các chiến binh thánh chiến thân Thổ Nhĩ Kỳ về số lượng (tính đến mùa hè năm 2020, đã có tới 3.000 chiến binh thánh chiến được Thổ Nhĩ Kỳ hỗ trợ ở miền bắc Syria), cùng với MLRS (hệ thống tên lửa đa năng) và hàng không, họ sẽ khiến đối phương tổn thất quy mô rất lớn, tuy nhiên, tình hình đang trở nên trầm trọng hơn do áp lực từ Ankara.

    Trong đoạn video do hãng thông tấn North Press Agency của Syria cho thấy xe bọc thép, tàu chở quân bọc thép, xe tải quân đội,... đang được vận chuyển tới Ain Issa.

    Ngoài ra, các nguồn tin cho biết quân đội Nga đang theo dõi chặt chẽ tình hình từ trên không, sử dụng máy bay trinh sát và máy bay không người lái của nó, cho thấy sự sẵn sàng của Nga trong việc can thiệp vào cuộc tấn công sắp tới của các chiến binh.

    Tàu chiến Pháp áp sát căn cứ Tartus "cự ly nguy hiểm"

    Khinh hạm F713 Aconit lớp La Fayette của Hải quân Pháp đã áp sát căn cứ Tartus của Nga tại Syria. Ảnh: Hải quân Nga

    Đại diện Hải quân Nga cáo buộc, trong ngày 20/12, Bộ tư lệnh Hải quân Pháp đã điều động tàu khu trục cỡ nhỏ (khinh hạm) F713 Aconit lớp La Fayette tiếp cận bờ biển Syria. Khi đó tàu chiến Pháp đã tiếp cận lãnh hải Syria ở cự ly khá gần với căn cứ Hải quân Nga ở cảng Tartus.

    Tuy nhiên vì những lý do khá rõ ràng, con tàu nói trên đã không tiến vào lãnh hải của Syria, bởi chúng nhận ra rằng Quân đội Nga và Syria có thể tấn công nó mà không cần cảnh báo trước, cụ thể thì khinh hạm Aconit của Hải quân Pháp vẫn ở trong hải phận quốc tế.

    Chuyên gia quân sự Nga trên trang Avia-pro bình luận: "Một tàu chiến của Pháp không thể gây nguy hiểm thực sự cho Quân đội Nga hoặc Syria. Rõ ràng Bộ tư lệnh Hải quân Pháp cũng không có ý định thực hiện các hành động khiêu khích nghiêm trọng".

    "Lý do rõ ràng là bởi họ nhận thấy rằng Nga có đủ phương tiện để chống lại điều này, bao gồm hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển, vũ khí của tàu chiến, cũng như máy bay chiến đấu đóng tại căn cứ không quân Hmeimim".

    Hoạt động quân sự cụ thể nào của Hải quân Pháp được tiến hành gần căn cứ Nga không được nêu rõ, tuy nhiên rất có thể chúng nằm trong chuỗi hoạt động do thám được không quân và hải quân NATO thực hiện với tần suất dày đặc trong suốt thời gian qua.

    Mục đích các hoạt động trinh sát điện tử của NATO theo giới chuyên gia nhận xét là nhằm khai thác bí mật của hệ thống tên lửa phòng không tầm xa S-400 Triumf hay S-300V4 để tìm ra cách đối phó trong tương lai, nếu giữa hai bên phát sinh tình huống xung đột trong tương lai.

    Hoa Vũ (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tinh-hinh-chien-su-syria-moi-nhat-ngay-2112-nga-my-cung-co-dong-thai-trien-khai-quan-doi-o-syria-a350075.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan