+Aa-
    Zalo

    Tình hình chiến sự Syria mới nhất ngày 28/8: Nga tiếp tục phối hợp với Syria truy quét khủng bố IS

    • DSPL
    ĐS&PL Tình hình chiến sự Syria mới nhất ngày 28/8: Nga tiếp tục phối hợp với Syria truy quét khủng bố IS; Syria sẽ được hưởng "quy chế đặc biệt" trong Tổ chức CSTO?;...

    Nga tiếp tục phối hợp với Syria truy quét khủng bố IS

    tinh hinh chien su syria moi nhat ngay 28 8 2021 01
    Syria nã pháo, kết hợp với chiến đấu cơ Nga tiêu diệt khủng bố IS. Ảnh minh họa

    South Front dẫn thông tin từ Cơ quan Giám sát Nhân quyền Syria (SOHR) ngày 25/8 cho biết, các chiến đấu cơ Nga đã tiến hành hơn 30 cuộc không kích nhằm vào nơi ẩn náu của nhóm khủng bố IS ở miền trung Syria.

    Các khu vực bị tấn công bao gồm ngoại ô thị trấn al-Sukhnah ở vùng nông thôn phía tây Deir Ezzor, vùng ngoại ô thị trấn al-Resafa ở phía nam Raqqa và vùng nông thôn phía đông của tỉnh Hama.

    Cùng lúc, Quân đội Syria dồn dập nã pháo nhằm vào các phương tiện của phiến quân IS đang di chuyển xung quanh thị trấn al-Sukhnah.

    Bất chấp các cuộc oanh kích dữ dội, nhóm khủng bố IS vẫn cố tình tiến hành một cuộc tấn công nhằm vào căn cứ của lực lượng chính phủ Damascus gần thị trấn al-Resafa ngày 26/8. Tuy nhiên, không có thương vong được báo cáo.

    Các tay súng tàn dư IS thường mở cuộc tấn công từ vùng sa mạc ở Homs, nơi được coi là thành trì chính của bọn chúng ở miền trung Syria. Nguồn tin cho hay, hàng trăm tay súng khủng bố ẩn náu trong khu vực sa mạc nằm giữa Đông Homs và Tây Deir Ezzor.

    Syria sẽ được hưởng "quy chế đặc biệt" trong Tổ chức CSTO?

    tinh hinh chien su syria moi nhat ngay 28 8 2021 02
    Nga là nước đứng đầu khối CSTO.

    Trên sóng Đài phát thanh Moscow, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nga Kartapolov cho rằng Syria hoàn toàn có thể tham gia Tổ chức Hiệp ước An ninh tập thể (CSTO), tùy thuộc vào sự đồng ý của tất cả những đối tác.

    "Tại sao không? Nếu điều đó có lợi cho tất cả mọi người , cả Syria và Nga cũng như những đối tác khác của chúng tôi trong CSTO, thì tôi không loại trừ khả năng như vậy sẽ diễn ra", ông Kartapolov nói.

    Trước tình hình trên, nhà phân tích quân sự Alexander Perendzhiev trong cuộc trả lời phỏng vấn tờ Journalistic Pravda đã đánh giá con đường của Syria đến CSTO có thể là gì.

    “Vấn đề đưa Syria vào CSTO rất có thể sẽ không được xem xét theo hình thức này. Syria vẫn là một quốc gia cách xa không gian hậu Xô Viết, họ vốn không nằm trong lãnh thổ của Tổ chức Hiệp ước An ninh tập thể".

    Đối với Syria, có một vị thế khác cho họ, không phải là một thành viên của CSTO mà là đối tác. Tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa quốc gia nào muốn sử dụng tình trạng trên, mặc dù người ta mong đợi Uzbekistan sẽ muốn trở thành đối tác của CSTO.

    Đối tác của CSTO là một nhà nước không muốn, hoặc không thể vì một lý do nào đó trở thành thành viên của CSTO, nhưng muốn tương tác với Tổ chức và thể chế hóa mối quan hệ này.

    Việc trao cho Syria tư cách "đối tác của CSTO" sẽ cho phép Damascus tương tác đầy đủ với CSTO, mở đường cho việc trong tương lai có thể xem xét vấn đề ủng hộ Syria nhận tư cách là một "thành viên đầy đủ của CSTO".

    Trong vấn đề này, tốt hơn là đi theo từng giai đoạn và không nên nóng vội. Tuy nhiên có những câu hỏi về bản chất địa lý, tập trung vào sự xa xôi nhất định của Syria so với không gian hậu Xô Viết.

    Mặc dù vậy, sẽ không ai ngăn cản Syria trở thành đối tác của Liên minh Kinh tế Á - Âu. Trong vấn đề này, yếu tố lãnh thổ không quan trọng. Thông qua tương tác kinh tế với các quốc gia CSTO, Syria có thể đánh dấu sự hiện diện trong Tổ chức.

    Syria nên chuẩn bị cho việc tham gia CSTO thông qua tương tác kinh tế và vị thế đối tác. Hơn nữa, nếu Damascus được đưa vào Tổ chức, tất cả các thành viên sẽ phải chịu trách nhiệm về an ninh ở quốc gia này và sử dụng lực lượng quân sự tập thể.

    Đã có một đội quân Armenia ở Syria, nhưng đối với các quốc gia còn lại, vấn đề này là nhạy cảm, đặc biệt nếu chúng ta nhớ lại bài viết của Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko có tựa đề “Đây không phải là cuộc chiến của chúng ta”.

    Các thành viên CSTO khác có thể không tích cực chấp nhận việc Syria trở thành thành viên của Tổ chức. Cách tôi đã đề xuất là tối ưu trong vấn đề này, sẽ khiến các rủi ro và xung đột khác nhau trong chính CSTO được giảm bớt, chuyên gia Perendzhiev kết luận.

    Hoa Vũ (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tinh-hinh-chien-su-syria-moi-nhat-ngay-28-8-2021-nga-tiep-tuc-phoi-hop-voi-syria-truy-quet-khung-bo-is-a511500.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan