+Aa-
    Zalo

    Toàn bộ dự án theo hình thức công-tư đang nằm "đắp chiếu"

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Phần lớn các dự án theo hình thức đối tác công tư (PPP) tại Việt Nam đều không áp dụng cơ chế đấu thầu cạnh tranh.

    (ĐSPL) - Phần lớn các dự án theo hình thức đối tác công - tư (PPP) tại Việt Nam đều không áp dụng cơ chế đấu thầu cạnh tranh.

    Cần có khuôn khổ pháp lý vững vàng!

    Báo cáo Triển vọng Phát triển Châu Á (ADO) 2014 đã chỉ ra rằng, cho đến nay mức độ đầu tư của tư nhân vào các kết cấu hạ tầng trọng yếu vẫn còn hạn chế. Hơn nữa, hình thức đối tác công tư (PPP) vốn được ưa chuộng từ trước đến nay ở Việt Nam thường khác xa so với thông lệ chuẩn mực của quốc tế, và phần lớn các dự án PPP đều không áp dụng cơ chế đấu thầu cạnh tranh.

    Thu hút đầu tư tư nhân, chủ yếu thông qua phương thức PPP, sẽ góp phần huy động vốn cho các dự án, đồng thời cũng giúp Việt Nam tiếp cận được kiến thức chuyên môn và công nghệ của thế giới, nâng cao hiệu quả và cải thiện chất lượng cung cấp dịch vụ công. Một khuôn khổ pháp lý vững chắc cho PPP có thể nâng cao tính toàn diện và chất lượng cung cấp dịch vụ công”, ông Tomoyuki Kimura, Giám đốc quốc gia ADB tại Việt Nam phát biểu. 

    Kể từ khi Quyết định 71/2010 được ban hành năm 2010 về quy chế thí điểm đầu tư theo hình thức PPP cho đến nay vẫn chưa có một khung pháp lý hoàn chỉnh cho loại hình đầu tư này. Do đó, cho dù có đến 38 dự án đầu tư được đề xuất thực hiện theo hình thức PPP, chưa có dự án nào triển khai được.

    Toàn bộ dự án theo hình thức công-tư đang nằm
    Toàn bộ dự án theo hình thức công-tư đang nằm "đắp chiếu".

    Phải có tiêu chí đánh giá năng lực tài chính nhà đầu tư

    Hiện Dự thảo lần 4 nghị định về PPP đang được trình Bộ Tư pháp và dự kiến đến tháng 5/2014 dự thảo nghị định cuối cùng mới được trình Chính phủ phê duyệt.

    Ở góc độ nhà đầu tư, ông Lê Quốc Bình, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư hạ tầng, kỹ thuật TP. HCM (CII), chia sẻ, hiện nay khung pháp lý đối với hình thức hợp tác công - tư chưa hoàn chỉnh nên nhà đầu tư rất cần sự hỗ trợ của Nhà nước khi tham gia vào các dự án hạ tầng.

    Ông dẫn ví dụ về dự án mở rộng xa lộ Hà Nội (con đường dẫn vào trung tâm TP. HCM) được đầu tư từ năm 2009 nhưng đến 2019 mới được thu phí và đến năm 2045 mới kết thúc. Như vậy, với thời gian dài chờ đợi lâu, sẽ rất khó để nhà đầu tư thu hồi vốn nếu không có sự hỗ trợ từ Nhà nước.

    Để thu hút được các nhà đầu tư tư nhân tham gia vào các dự án hạ tầng, ông Bình đề xuất, đối với vấn đề giải phóng mặt bằng, Nhà nước phải có cam kết mốc thời gian bàn giao cụ thể với nhà đầu tư, nếu hết mốc thời gian quy định mà mặt bằng chưa giải tỏa xong thì Nhà nước phải bồi hoàn cho nhà đầu tư.

    Bên cạnh đó, Nhà nước phải có tiêu chí đánh giá năng lực tài chính của chủ đầu tư, tránh trường hợp nhà đầu tư chỉ có vốn 50 tỉ đồng mà giao cho dự án 2.500 tỉ đồng thì không có cách nào dự án hoàn thành đúng tiến độ.

    Dự thảo Nghị định về đầu tư theo hình thức đối tác công - tư có một số điểm mới như: Bổ sung quy định về quản lý và sử dụng Phần tham gia của nhà nước trong các dự án PPP.

    Theo đó, việc lập, phê duyệt và giải ngân phần vốn nhà nước tham gia thực hiện dự án PPP được thiết kế trên cơ sở các nguyên tắc, quy định hiện hành về quản lý nguồn vốn nhà nước chi cho đầu tư phát triển cũng như quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước. Dự thảo Nghị định cũng đề xuất bổ sung một số lĩnh vực đầu tư theo hình thức PPP. Dự thảo bổ sung nội dung mới quy định về phần tham gia của nhà nước để  hỗ trợ thực hiện dự án.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/toan-bo-du-an-theo-hinh-thuc-cong-tu-dang-nam-dap-chieu-a27708.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.