+Aa-
    Zalo

    Tổng công ty Hàng hải Việt Nam trước thềm ĐHCĐ 2024: Lợi nhuận năm 2023 sụt giảm 31%

    (ĐS&PL) - Trước thềm đại hội cổ đông năm 2024, báo cáo tài chính ghi nhận doanh thu và lợi nhuận trước thuế năm 2023 của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam lần lượt giảm gần 11% và 31% so với năm 2022.

    Không đạt kế hoạch kinh doanh

    Theo kế hoạch, ngày 16/4, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC, mã chứng khoán: MVN) sẽ tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024. Trước thềm đại hội, tình hình tài chính của công ty đang được giới đầu tư đặc biệt quan tâm.

    Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2023, doanh thuần quý cuối năm 2023 đạt 3.395 tỷ đồng, tăng nhẹ 2,3% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, giá vốn bán hàng tăng nên lợi nhuận gộp giai đoạn này chỉ đạt 506 tỷ đồng trong khi cùng kỳ lên đến 727 tỷ đồng.

    buc tranh tai chinh cua tong cong ty hang hai viet nam truoc them dai hoi co dong 2024
    Doanh thu và lợi nhuận trước thuế năm 2023 của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam đều giảm so với năm trước.

    Doanh thu sụt giảm nhưng việc quản lý chi phí của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam được cải thiện rõ rệt. Cụ thể, chi phí tài chính giảm gần 15 lần so với cùng kỳ năm trước, chỉ còn khoảng 11 tỷ đồng. Chi phí bán hàng cũng giảm từ 44 tỷ đồng còn 41 tỷ đồng và chi phí quản lý doanh nghiệp giảm từ 490 tỷ đồng còn 401 tỷ đồng. Nhờ đó, công ty báo lãi sau thuế quý IV đạt 418 tỷ đồng, tăng 141% so với cùng kỳ năm trước. 

    Luỹ kế cả năm, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam có doanh thu thuần 12.813 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 2.114 tỷ đồng, lần lượt giảm gần 11% và 31% so với năm trước.

    So với kế hoạch doanh thu hợp nhất năm 2023 khoảng 13.354 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế hợp nhất là 2.330 tỷ đồng được thông qua tại Đại hội đồng cổ đông thường niên, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam chưa hoàn thành mục tiêu đề ra.

    Theo thuyết minh báo cáo tài chính, hoạt động khai thác cảng biển và dịch vụ hàng hải chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu doanh thu với hơn 49% (tương ứng 6.308 tỷ đồng). Hoạt động vận tải đứng thứ hai về mức đóng góp doanh thu với 4.222 tỷ đồng, tiếp đến là bán hàng, cho thuê kho bãi, xây lắp và các dịch vụ khác. 

    Tính đến cuối năm, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam có vốn chủ sở hữu 15.359 tỷ đồng, tăng 1.280 tỷ đồng so với đầu kỳ. Khoản lãi lớn trong năm 2023 giúp công ty xoá bớt khoản lỗ luỹ kế chưa phân phối còn 1.398 tỷ đồng thay vì 2.484 tỷ đồng như thời điểm đầu năm, thông tin trên báo Đầu tư.

    Tính đến thời điểm hiện tại, người nắm giứ vụ trí Chủ tịch HĐQT của Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) là ông Lê Anh Sơn. Ông Nguyễn Cảnh Tĩnh là  người nắm giữ vị trí VIMC.

    Thoái vốn tại công ty con thua lỗ

    Tại thời điểm 31/12/2023, tổng tài sản của VIMC gần 27.508 tỷ đồng, tăng 2% so với đầu năm. Trong đó, tài sản cố định hơn 9.017 tỷ đồng, chiếm đến 33%, chủ yếu là đội tàu biển, hệ thống cảng, kho bãi và phương tiện thiết bị.

    Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn ghi nhận hơn 5.299 tỷ đồng, chiếm 19%, bao gồm các khoản tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn 6 - 12 tháng tại các ngân hàng thương mại.

    Một khoản mục khác cũng đáng chú ý trong cơ cấu tài sản của VIMC là tài sản dở dang dài hạn, ghi nhận giá trị hơn 2.494 tỷ đồng, dù chỉ chiếm 9% tổng tài sản nhưng đã tăng đến 146% so với đầu năm. Trong đó, hai dự án có giá trị xây dựng dở dang lớn nhất là dự án bến container số 3, số 4 cảng cửa ngõ Lạch Huyện hơn 1.618 tỷ đồng và dự án đầu tư xây dựng cảng Sài Gòn - Hiệp Phước hơn 324 tỷ đồng.

    Phía bên kia bảng cân đối, VIMC không vay nợ quá nhiều, với hơn 3,288 tỷ đồng vay nợ, giảm 7% so với đầu năm và chiếm khoảng 12% cơ cấu nguồn vốn.

    Mới đây, HĐQT Tổng công ty Hàng hải Việt Nam đã phê duyệt chủ trương chuyển nhượng toàn bộ 60% vốn đầu tư tại Công ty TNHH Khai thác Container Việt Nam (Vinabridge).

    Phần vốn góp sắp được VIMC chuyển nhượng tương ứng 9,85 tỷ đồng, tương đương 60% vốn điều lệ. Số cổ phần còn lại sau thoái vốn là 0 đơn vị.

    Theo chuyên trang Doanh nhân và Pháp luật, Vinabridge trước đây là Công ty Liên doanh khai thác Container Việt Nam, là liên doanh giữa Vinalines với hãng tàu K’Line Singapore (Kawasaki Kaisha Kisen) được thành lập ngày 12/4/1995.

    Đến năm 2015, thời hạn liên doanh kết thúc, Công ty chuyển đổi thành Công ty TNHH Khai Thác Container Việt Nam.

    Hiện, Công ty Vinabridge chuyên cung cấp dịch vụ khai thác kho hàng lẻ (CFS), Depot, giao nhận vận tải, tích hợp logistics; có địa chỉ tại khu công nghiệp Đình Vũ, Phường Đông Hải 2, quận Hải An, Hải Phòng.

    Kết quả kinh doanh của Vinabridge không khởi sắc, với doanh thu liên tục sụt giảm, đồng thời thường xuyên chịu lỗ trong suốt giai đoạn 2019 - 2022.

    Vân Anh(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tong-cong-ty-hang-hai-viet-nam-truoc-them-dhcd-2024-loi-nhuan-nam-2023-sut-giam-31-a614878.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    ĐẠI HỘI CỔ ĐÔNG ABBANK NĂM 2023: Ra mắt Hội đồng Quản trị nhiệm kỳ mới, quyết liệt với mục tiêu tăng trưởng

    ĐẠI HỘI CỔ ĐÔNG ABBANK NĂM 2023: Ra mắt Hội đồng Quản trị nhiệm kỳ mới, quyết liệt với mục tiêu tăng trưởng

    Ngày 28/04/2022, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) tổ chức thành công Đại hội đồng Cổ đông năm 2023. Đại hội đồng đã tiến hành bầu cử thành công và ra mắt Hội đồng Quản trị (HĐQT) nhiệm kỳ mới, nhận được sự đồng thuận cao của các cổ đông về kế hoạch kinh doanh năm 2023, cũng như phương án chia cổ tức bằng cổ phiếu năm 2022 với tỷ lệ 10%.