+Aa-
    Zalo

    Tổng hợp những kiểu đề thi khiến học trò...té ngửa

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Thông qua phát ngôn gây sốc của 2 nhân vật bà Tưng và Ngọc Trinh, đề bài yêu cầu bàn về "tiến bộ xã hội và ước mơ đại gia của cô gái trẻ?"

    (ĐSPL) - Thông qua phát ngôn gây sốc của 2 nhân vật bà Tưng và Ngọc Trinh, đề bài yêu cầu bàn về "tiến bộ xã hội và ước mơ đại gia của cô gái trẻ?"
    Mang các ca sĩ đang hot, các trò chơi điện tử, phim bom tấn và những câu chuyện thường ngày vào đề thi, các thầy cô giáo đã khiến học trò..."té ghế".
    Kim Tan, Bà Tưng, Phương Mỹ Chi vào đề thi
    Tháng 10/2013, một đề thi học sinh giỏi Văn cấp thành phố ở Hải Phòng bỗng dưng có sự xuất hiện của "hotgirrl thả rông" bà Tưng và "nữ hoàng nội y" Ngọc Trinh khiến cư dân mạng sốt xình xịch. Thông qua phát ngôn gây sốc của 2 nhân vật này, đề bài yêu cầu bàn về "Tiến bộ xã hội và ước mơ đại gia của cô gái trẻ".
    Tiếp đó, một đề kiểm tra chất lượng học kỳ 1 năm học 2013-2014 của lớp 10A3 tại một trường THPT ở Thanh Hóa xuất hiện nhân vật phim The HeirsKim Tan (Lee Min Ho đóng) và cô gái Đà Lạt bán bánh tráng trộn Bảo Chi. Nhắc đến 2 nhân vật đang gây sốt, đề thi tạo sự chú ý lớn từ cộng đồng mạng.
     Phương Mỹ Chi - cô bé hát dân ca gây sốt xuất hiện trong đề thi.
    Ngoài ra, đề thi học kỳ 1 môn Giáo dục Công dân lớp 7 của trường THCS Nguyễn Khuyến, TP. Đà Nẵng xuất hiện cái tên Phương Mỹ Chi, nội dung bàn về việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ. Đề thi được nhận định "tạo niềm hứng khởi cho học sinh" bởi cái tên Phương Mỹ Chi đang gây sốt thời gian đó.
    Các con hãy đi giải vài "cái ấy" cực dễ sau...
    Tháng 11/2013, xuất hiện đề toán Giải tích (lớp 12A5 của một trường THPT) với thời gian làm bài 43 phút. Đề toán này gây chú ý bởi những câu dẫn dắt vào đề hài hước và khác biệt. Thông thường bài kiểm tra sẽ là 45 phút, tuy nhiên đề bài lại cho 43 phút kèm theo dòng chữ "không kể thời gian nháp và trao đổi".
    Ở câu 1, thay vì “Tìm giá trị lớn nhất, nhỏ nhất” thường thấy, đề bài lại ghi "Tìm thật nhanh GTLN (giá trị lớn nhất) và GTNN (giá trị nhỏ nhất)…”.
    Câu 2, đề bài yêu cầu: “Các con hãy đi giải vài “cái ấy” cực dễ sau..." khiến nhiều người... không biết cười hay khóc. Câu 3 cũng thú vị không kém khi yêu cầu "Cố gắng tìm cho được x nhé".
    Lời kết “Thôi hết mất rồi” ở cuối bài cũng khiến nhiều người "té ghế" bởi độ "bá đạo" của đề kiểm tra.
     Đề thi với ngôn ngữ dễ thương.
     Flappy Bird vào đề thi Vật lý
    Tháng 3/2014, đề thi môn Vật lý lớp 10 giữa kỳ 2 của teen THPT Anhxtanh (Hà Nội) gây chú ý khi nhắc đến Flappy Bird. Bên cạnh hình ảnh con chim mặt đần, đề thi còn có những hình ảnh vui nhộn khác như chim cánh cụt Penguins, mèo Tom, chuột Mickey...
    Khác với những câu hỏi vốn khô khan, mô phạm thường thấy, ngôn ngữ trong đề Vật lý này còn rất hài hước như chú rùa (trong chuyện ngụ ngôn rùa và thỏ) lại chạy thi với Jane (nhân vật trong truyện Tarzan), hay "hỏi quả tạ rơi từ độ cao nào sẽ trúng đầu Tôm?."
    Chú chim gật đầu khiến học sinh cảm thấy thú vị.
    Thầy giáo Lê Đức Thuận, người chia sẻ đề thi cho hay, dù đã đi dạy toán được hơn 10 năm nhưng khi đọc đề bài thú vị này, thầy vẫn rất sốc. Bởi lẽ, đề thi đã cho thấy tình yêu vô bờ bến mà các thầy cô giáo quận Tân Phú dành cho học trò. "Chỉ có tình yêu học trò lớn lao mới đủ động lực để các thầy cô nghĩ ra một đề bài đậm chất teen như thế".
    Đề thi học kỳ 2 môn Toán của trường THCS Tân Phú, TP. HCM cũng khiến nhiều người "choáng" trước những dữ liệu của bộ phim "Spider man" và chiều cao của tòa nhà Bitexco.
    Thầy Đào Tuấn Đạt, phụ trách chuyên môn của trường cho biết, sau khi đọc đề, các em học sinh không nhịn được cười dù đang ngồi trong phòng thi. Tuy nhiên, về độ khó thì teen không hề dễ dàng để đạt điểm cao với đề thi này.
     Một tòa nhà có thật trong cuộc sống vào đề thi.
    Đề thi bá đạo: Con xơi của bố mẹ bao nhiêu tiền?
    Mới đây nhất, một đề thi Toán lớp 3 “bá đạo” được dân mạng chia sẻ trên nhiều diễn đàn, mạng xã hội. Đề thi chỉ có 2 câu hỏi, tuy nhiên nó khiến người lớn cũng phải vắt óc để suy luận.
     Ngôn ngữ trong đề thi dược cho là xuồng xã.
    Nội dung của 2 câu hỏi này đều đề cập tới chuyện ăn uống và đi chơi như ăn ốc, trượt patin, hát karaoke và thậm chí là uống bia - không phù hợp với độ tuổi của học sinh lớp 3. Bên cạnh đó ngôn ngữ trong đề thi cũng có phần suồng sã như "Những ngày ngủ trưa thì Nam xơi hết của bố mẹ bao nhiêu tiền?"
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tong-hop-nhung-kieu-de-thi-khien-hoc-trote-ngua-a30806.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Thú vị đề thi đưa “ngôn ngữ teen” vào bài

    Thú vị đề thi đưa “ngôn ngữ teen” vào bài

    (ĐSPL) - Bức ảnh chụp một đề kiểm tra chất lượng học kì I môn Ngữ Văn lớp 9 của Phòng Giáo Dục & Đào Tạo huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng ngay sau khi được chia sẻ.