+Aa-
    Zalo

    Top những thực phẩm “làm sạch” mạch máu, giảm cân, đẹp da

    (ĐS&PL) - Trong tự nhiên có rất nhiều thực phẩm có thể hỗ trợ giảm “cholesterol xấu” trong máu, hoặc giảm mỡ nội tạng, hoặc có tác dụng giảm cân, làm đẹp da. Tuy nhiên, để tìm được thực phẩm cùng lúc đem lại tất cả các tác dụng kể trên là điều không hề dễ.

    Vì sao chúng ta cần phải làm sạch mạch máu?

    Máu giữ vai trò rất quan trọng trong việc luân chuyển các chất dinh dưỡng và oxy đến các tế bào và bộ phận khác nhau ở trong cơ thể. Bên cạnh đó, máu còn giúp đào thải lượng carbon dioxide và chất thải ra bên ngoài tế bào.

    Do nhiều nguyên nhân bên ngoài như ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm môi trường, dùng thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, lối sống thiếu khoa học, lành mạnh… nên mạch máu của con người không được “làm sạch”. 

    top nhung thuc pham lam sach mach mau giam can dep da21
    Một khi động mạch máu bị ùn tắc, bạn sẽ rất dễ gặp phải các vấn đề về sức khỏe như lượng cholesterol bị tăng cao, gây ra bệnh về tim mạch, tăng huyết áp và nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Ảnh minh họa.

    Một khi động mạch máu bị ùn tắc, bạn sẽ rất dễ gặp phải các vấn đề về sức khỏe như lượng cholesterol bị tăng cao, gây ra bệnh về tim mạch, tăng huyết áp và nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Nguy hiểm hơn, người bệnh sẽ có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Do đó, việc làm sạch và thanh lọc máu là điều vô cùng cần thiết và quan trọng trong việc tống chất béo và chất thải ra bên ngoài thành của động mạch, đồng thời còn hạn chế được tình trạng vôi hóa mạch máu. Nhờ vậy mà những cơ quan khác như thận, gan, hệ bạch huyết cũng sẽ hoạt động một cách tốt hơn. 

    Những thực phẩm pha nước uống để “làm sạch” mạch máu, giảm cân, đẹp da

    Trà lúa mạch

    Cách chế biến trà lúa mạch tuy phức tạp hơn một chút so với nước râu ngô tươi nhưng không khó. Trà lúa mạch được làm từ hạt lúa mạch rang cho đến khi chuyển sang màu nâu sẫm, sau đó cho thêm nước đun sôi và ngâm một lúc để hạt lúa mạch tiết hương vị ra nước. Nước thu được chính là trà lúa mạch rất tốt cho sức khỏe và làm đẹp.

    top nhung thuc pham lam sach mach mau giam can dep da3
    Trà lúa mạch còn giúp thanh nhiệt, thải độc, tốt cho tiêu hóa. Loại nước uống này chứa axit oleic và axit linoleic, có thể giúp hạ lipid máu. Nó có thể hữu ích cho bệnh béo phì do phù nề. Ảnh minh họa.

    Các sản phẩm từ lúa mạch được chị em phụ nữ tin dùng trong công cuộc giảm cân. Bên cạnh dùng lúa mạch như dạng thức ăn thì trà lúa mạch cũng dần phổ biến hơn vì dễ dùng, lượng đường thấp, đẩy nhanh quá trình trao đổi chất, giàu chất chống oxy hóa. Trà lúa mạch từ đó trở thành công cụ hỗ trợ đặc biệt cho quá trình giảm cân hiệu quả, lại thúc đẩy da và tóc đẹp hơn.

    Trà lúa mạch còn giúp thanh nhiệt, thải độc, tốt cho tiêu hóa. Loại nước uống này chứa axit oleic và axit linoleic, có thể giúp hạ lipid máu. Nó có thể hữu ích cho bệnh béo phì do phù nề.

    Các hợp chất hóa học được gọi là alkylpyrazines có trong trà lúa mạch có thể thúc đẩy tuần hoàn máu tốt hơn. Lưu thông máu kém trong cơ thể có thể dẫn đến sự hình thành cục máu đông ngăn chặn các mạch máu và thậm chí gây ra các cơn đau tim và đột quỵ. Chất này còn có tác dụng chống đông máu, cùng với GABA (Gamma Aminobutyric Acid) giúp cân bằng huyết áp. Vì thế, uống trà lúa mạch thường xuyên góp phần cải thiện tuần hoàn máu, giảm mỡ máu, hạn chế khả năng đông máu.

    Ngoài ra, theo nghiên cứu của Mỹ, các chất phytochemical có trong trà lúa mạch có thể giúp ngăn ngừa tổn thương oxy hóa tế bào, ngăn ngừa sự phát triển của tế bào ung thư. 

    Lưu ý một vài điều khi uống trà lúa mạch, đó là:

    - Trà lúa mạch chứa gluten nên không nên dùng cho những người bị dị ứng gluten hoặc những người có chế độ ăn không gluten.

    - Trà lúa mạch tự nhiên không chứa caffeine nên đó là đồ uống mà trẻ em và người già có thể dùng một cách an toàn.

    - Uống trà lúa mạch quá nhiều có thể dẫn đến đầy bụng và đau thắt bụng. Vì vậy, chỉ nên uống 1 - 2 cốc/ngày.

    Ngoài ra, nếu muốn tận dụng tối đa hiệu quả giảm cân, "làm sạch" mạch máu và dưỡng da thì tốt nhất là không nên cho hoặc chỉ cho thật ít đường khi uống. Đặc biệt là hàm lượng đường trong lúa mạch không thấp nên nếu sử dụng quá mức sẽ làm tăng nguy cơ tăng đường huyết. Vì vậy, người bệnh tiểu đường không nên sử dụng quá mức.

    Nước râu ngô

    Có 1 bộ phận mà ai cũng nghĩ là vô dụng của bắp ngô, đó là râu ngô, thực ra lại chứa vô vàn chất dinh dưỡng. Theo nghiên cứu, râu ngô có chứa nhiều dưỡng chất - vitamin A, B1, B2, B6, C, K, PP, kali, các flavonoid… nên có thể coi là hỗn hợp tốt cho cơ thể. Thậm chí nó còn bổ dưỡng hơn nhiều thực phẩm chức năng.

    Râu ngô có thể tận dụng theo nhiều cách nhưng dùng râu ngô đun nước uống là cách đơn giản và dễ sử dụng nhất. Bạn có thể dùng một nắm râu ngô cho vào nước đang sôi, ngâm khoảng 10 phút. Khi uống có thể vắt thêm vài giọt nước chanh vào sẽ gia tăng thêm hương vị. Tuy nhiên, nên lưu ý rằng nước râu ngô nấu bằng râu ngô còn tươi sẽ có tác dụng tốt nhất trong giảm mỡ máu, thải độc và giảm cân, làm đẹp da.

    top nhung thuc pham lam sach mach mau giam can dep da1
    Nước râu ngô uống vào làm tăng sự bài tiết của mật, nước mật lỏng hơn và tỷ trọng nước mật giảm đi, lượng bilirubin trong máu cũng giảm. Ảnh minh họa.

    Bản thân nước râu ngô là loại nước uống chứa rất ít calo, mức calo chỉ dao động khoảng 14 kcal/100ml. Loại nước này lại nhiều chất dinh dưỡng có công dụng thanh nhiệt, lợi tiểu điển hình như chất vitamin, một số chất vi lượng thực vật,… Những chất dinh dưỡng này sẽ hỗ trợ hệ tiêu hóa trong quá trình trao đổi chất và đào thải năng lượng dư thừa ra bên ngoài cơ thể. Từ đó giúp bạn nhanh chóng đào thải độc tố, cơ thể nhẹ nhàng, thoải mái hơn, làn da sạch mụn và bớt mỡ thừa.

    Còn về công dụng “làm sạch” mạch máu, nước râu ngô uống vào làm tăng sự bài tiết của mật, nước mật lỏng hơn và tỷ trọng nước mật giảm đi, lượng bilirubin trong máu cũng giảm. Bên cạnh đó, chính khả năng lợi tiểu của râu ngô sẽ giúp hạ huyết áp, tăng bài tiết chất thải. Hơn nữa chiết xuất từ râu ngô có thể ức chế enzyme ACE để giảm áp lực máu trong lòng mạch.

    Một số lưu ý quan trọng khi uống nước râu ngô tươi như sau:

    - Khi cơ thể đang mắc những bệnh cấp và mạn tính, cần phải được chỉ định và hướng dẫn sử dụng nước râu ngô đúng mức.

    - Phụ nữ mang thai, đang cho con bú, trẻ nhỏ nên thận trọng khi uống nước râu ngô, tốt nhất nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. Với trẻ nhỏ, không nên sử dụng nước râu ngô mỗi ngày thay nước lọc. Lượng dùng khoảng 20gr râu ngô tươi trở lại, ở dạng râu ngô khô là 10gr. Trẻ nhỏ chỉ nên uống 1-2 ly nhỏ, khoảng 200-300ml mỗi ngày.

    - Chỉ nên uống nước râu ngô liên tục trong 10 ngày để tránh bị rối loạn điện giải.

    - Tránh uống buổi tối kẻo gây tiểu đêm.

    Thùy Dung (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/top-nhung-thuc-pham-lam-sach-mach-mau-giam-can-dep-da-a588900.html
    Sự kiện: Đời sống 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan