+Aa-
    Zalo

    TP.HCM đề xuất chuyển mục đích sử dụng hơn 24ha đất trồng lúa tại dự án nhà ở xã hội

    (ĐS&PL) - TP.HCM đề xuất đề xuất chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa tại 11 dự án, trong đó có dự án nhà ở xã hội với diện tích đất trồng lúa cần chuyển mục đích sử dụng lên đến 24,71ha.

    Báo Vietnamnet đưa tin, UBND TP.HCM vừa lấy ý kiến về việc trình HĐND thông qua danh mục thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng và danh mục chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa để thực hiện dự án trên địa bàn.

    Về danh mục thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, cộng đồng, theo đề xuất có 6 dự án cần thu hồi đất đăng ký mới năm 2023 với tổng diện tích 226,32ha. 

    Bên cạnh đó, có 7 dự án cần thu hồi đất đã có nghị quyết của HĐND TP.HCM thông qua quá 3 năm, nay trình mới lại với tổng diện tích đất thu hồi là 61,38ha. 

    Tất cả 13 dự án có thu hồi đất nói trên đều là những dự án đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông. Trong đó, 2 dự án có diện tích đất dự kiến thu hồi lớn là Cao tốc TP.HCM – Mộc Bài (204,29ha) và Vành đai 2 TP.HCM đoạn từ cầu Phú Hữu đến Xa lộ Hà Nội (47,67ha). 

    tp hcm de xuat chuyen muc dich su dung hon 24ha dat trong lua tai du an nha o xa hoi
    TP.HCM đề xuất chuyển mục đích sử dụng hơn 24ha đất trồng lúa tại dự án nhà ở xã hội.

    Đối với danh mục chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa trên địa bàn TP.HCM, theo đề xuất có 11 dự án với tổng diện tích 193,05ha. 

    Cụ thể, có 8 dự án đăng ký mới năm 2023 có tổng diện tích 118,11ha; 1 dự án đã được thông qua vào năm 2021 nhưng có điều chỉnh; 2 dự án đã thông qua nhưng quá 3 năm chưa thực hiện với tổng diện tích 4,32ha. 

    Trong 11 dự án này có 1 dự án nhà ở xã hội tại phường Long Phước, TP.Thủ Đức do Công ty CP Phát triển Thành phố Xanh làm chủ đầu tư. Tổng quy mô dự án này là 44,16ha, diện tích đất trồng lúa cần chuyển mục đích sử dụng lên đến 24,71ha. 

    Theo UBND TP.HCM, trong kỳ quy hoạch 2011 – 2020, chỉ tiêu mục đích sử dụng đất trồng lúa trên địa bàn Thành phố được duyệt là 14.773ha. Tuy nhiên kết quả thực hiện còn hạn chế, đến nay, diện tích còn lại chưa chuyển mục đích sử dụng đất là 13.077,64ha. 

    Theo tạp chí VnEconomy, thông tin từ Sở Tài nguyên & Môi trường TP.HCM, tổng diện tích đất nông nghiệp năm 2020 là 111.875ha, giai đoạn 2015-2020 diện tích đất nông nghiệp giảm 3.623ha, trung bình giảm 725ha/năm. Nguyên nhân, quá trình đô thị hóa đất nông nghiệp chủ yếu chuyển sang đất phi nông nghiệp để xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng và đất ở.

    Trong đó, diện tích đất trồng lúa năm 2020 là 15.586ha, giảm 3.089ha so với 2015 (đất chuyên trồng lúa giảm 1.468ha). Như vậy, chỉ tiêu đất trồng lúa còn lại để chuyển mục đích sử dụng là 10.172ha.

    Dù quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất góp phần phát triển ổn định thị trường bất động sản, khai thác tốt hơn nguồn lực đất đai, làm cho việc sử dụng đất đai ngày càng tiết kiệm và đạt hiệu quả cao, góp phần đáng kể vào tăng trưởng kinh tế và tăng thu ngân sách.

    Tuy nhiên, hiện nay quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đạt thấp so với chỉ tiêu đề ra; công tác bồi thường giải phóng mặt bằng gặp nhiều khó khăn, nhiều dự án kéo dài vẫn chưa kết thúc, dẫn đến tiến độ dự án chậm, vốn đầu tư tăng; các dự án có sử dụng vốn ngân sách để bồi thường, đầu tư xây dựng được bố trí vốn chậm, hạn chế…

    Vân Anh(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tp-hcm-de-xuat-chuyen-muc-dich-su-dung-hon-24ha-dat-trong-lua-tai-du-an-nha-o-xa-hoi-a582288.html
    Phát triển phân khúc nhà ở xã hội dưới góc nhìn doanh nghiệp

    Phát triển phân khúc nhà ở xã hội dưới góc nhìn doanh nghiệp

    Chương trình Nhà ở xã hội thể hiện tầm quan trọng rất lớn về mọi khía cạnh trong cuộc sống, không chỉ đơn giản về vấn đề nhà ở mà nó còn là các vấn đề như an sinh xã hội. Thế nhưng theo một doanh nghiệp, các vấn đề trong quá trình triển khai loại hình nhà ở này vẫn còn gặp nhiều thách thức và hạn chế, làm kìm hãm sự phát triển của nhà ở xã hội.

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Phát triển phân khúc nhà ở xã hội dưới góc nhìn doanh nghiệp

    Phát triển phân khúc nhà ở xã hội dưới góc nhìn doanh nghiệp

    Chương trình Nhà ở xã hội thể hiện tầm quan trọng rất lớn về mọi khía cạnh trong cuộc sống, không chỉ đơn giản về vấn đề nhà ở mà nó còn là các vấn đề như an sinh xã hội. Thế nhưng theo một doanh nghiệp, các vấn đề trong quá trình triển khai loại hình nhà ở này vẫn còn gặp nhiều thách thức và hạn chế, làm kìm hãm sự phát triển của nhà ở xã hội.

    Agribank dành 30.000 tỷ đồng triển khai chương trình tín dụng ưu đãi  lãi suất nhà ở xã hội

    Agribank dành 30.000 tỷ đồng triển khai chương trình tín dụng ưu đãi lãi suất nhà ở xã hội

    Nhằm hỗ trợ, tạo điều kiện cho các chủ đầu tư dự án, người mua nhà nhanh chóng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi để đáp ứng nhu cầu về nhà ở của các đối tượng thu nhập thấp, Agribank triển khai chương trình cho vay nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ theo Nghị quyết 33/NQ-CP của Chính phủ.