+Aa-
    Zalo

    TP.HCM kiến nghị chính sách đặc thù cho chương trình giáo dục phổ thông mới

    • DSPL
    ĐS&PL TP.HCM đã có một số chính sách đặc thù để phát triển giáo dục đào tạo, trong đó có việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới.

    Chiều ngày 25/4, đoàn của bộ GD&ĐT do Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn dẫn đầu đã có buổi làm việc với lãnh đạo TP.HCM về các vấn đề giáo dục, đào tạo của TP.HCM.

    tp hcm de xuat bo gddt cho chinh sach dac thu cho chuong trinh giao duc pho thong moi dspl 2
    Đoàn bộ GD&ĐT làm việc với lãnh đạo TP.HCM. Ảnh: VOV

    Tại buổi làm việc, lãnh đạo UBND TP.HCM đã có kiến nghị một số chính sách đặc thù để phát triển giáo dục đào tạo, trong đó có chính sách đặc thù về giáo viên, liên kết đào tạo,… đối với việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới 2018.

    Đối với chương trình giáo dục phổ thông mới, ông Dương Anh Đức- Phó Chủ tịch UBND TP.HCM kiến nghị, các trường hợp có bằng đại học, cao đẳng chuyên ngành phù hợp với các môn tin học, âm nhạc, mĩ thuật, ngoại ngữ 2… nhưng chưa có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm, chưa tham gia giảng dạy tại các cơ sở giáo dục phổ thông, có thể giảng dạy theo hình thức hợp đồng, thỉnh giảng tại các cơ sở.

    Các trường hợp này sẽ cam kết bổ sung chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm trong thời hạn 12 tháng từ lúc tham gia giảng dạy.

    Giáo viên chưa có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đang giảng dạy tại các cơ sở giáo dục phổ thông do các địa phương trên địa bàn TP.HCM quản lý có thể tham gia giảng dạy theo hình thức hợp đồng, thỉnh giảng.

    Phải cam kết bổ sung chứng chỉ trong thời hạn 36 tháng từ thời điểm bắt đầu tham gia giảng dạy hợp đồng, thỉnh giảng tại các trường THPT.

    Bên cạnh đó, TP.HCM cũng đề xuất hướng dẫn, xem xét cho phép trường ĐH Sài Gòn được tự chủ tuyển sinh các mã ngành đào tạo giáo viên đặc thù như: tin học, âm nhạc, mĩ thuật để đào tạo các giáo viên phục vụ giảng dạy tại các trường học trên địa bàn TP.

    Đồng thời cho phép trường ĐH Sài Gòn đào tạo nghiệp vụ sư phạm cho các ngành như tiếng Hàn, tiếng Nhật, tiếng Trung Quốc, tiếng Pháp đáp ứng cho chương trình hai theo chương trình giáo dục phổ thông 2018.

    Với chương trình giáo dục phổ thông mới 2018, ông Đức cũng cho rằng Bộ GD&ĐT cần ban hành các văn bản chỉ đạo thống nhất trong thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 và các thông tư điều chỉnh theo Luật giáo dục 2019, liên quan đến chế độ chính sách chương trình dạy học, kiểm tra, đánh giá, đặc biệt là đánh giá hết cấp học, nội dung, hình thức kỳ thi tốt nghiệp THPT theo chương trình giáo dục 2018

    TP.HCM cũng đề nghị bộ GD&ĐT giao cho UBND TP.HCM thẩm định nội dung và ban hành khung nội dung tài liệu giáo dục địa phương; giao quyền chủ động cho TP về chỉ tiêu lớp thường trong trường THPT chuyên để thực hiện các cơ chế đặc thù phát triển các ngoại ngữ và thực hiện các đề án của TP.

    Cơ sở giáo dục công lập được liên kết, chuyển giao và sử dụng bản quyền các chương trình giáo dục quốc tế với các cơ sở giáo dục nước ngoài, học sinh tham gia và hoàn thành chương trình nếu đạt yêu cầu ở kỳ thi cuối cấp sẽ được cấp bằng Việt Nam và quốc tế.

    Phân cấp cho UBND TP được quy định cơ chế huy động nguồn lực phát triển các loại hình liên kết giáo dục, đào tạo trong nước - quốc tế trong các cơ sở giáo dục đào tạo công lập.

    Với kỳ thi THPT năm nay, ông Đức kiến nghị bộ GD&ĐT đồng ý chủ trương và có hướng dẫn cho học sinh thuộc diện F0 (ca bệnh xác định) tham gia kỳ thi. Các điểm thi bố trí phòng thi riêng, thực hiện nghiêm túc các phương án phòng chống dịch, cử cán bộ giám sát, cán bộ coi thi đảm bảo đúng quy định.

    Bạch Hiền (t/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tp-hcm-kien-nghi-chinh-sach-dac-thu-cho-chuong-trinh-giao-duc-pho-thong-moi-a535386.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan