+Aa-
    Zalo

    TPBVSK “thổi phồng” công dụng, đánh lừa người tiêu dùng

    • DSPL
    ĐS&PL Mới đây, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) thông báo về việc một số sản phẩm Thực phẩm bảo vệ sức khỏe vi phạm quy định khi quảng cáo như thuốc chữa bệnh.

    Mới đây, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) thông báo về việc một số sản phẩm Thực phẩm bảo vệ sức khỏe vi phạm quy định khi quảng cáo như thuốc chữa bệnh. 

    “Thổi phồng” công dụng như thuốc

    Được biết, sản phẩm này thực chất là Thực phẩm bảo vệ sức khỏe (TPBVSK), do Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cấp Đăng ký. Công ty TNHH Hà Trang (Địa chỉ: Tầng 3, Số 231, Ô Chợ Dừa, Đống Đa, TP Hà Nội) chịu trách nhiệm sản phẩm. Sản xuất tại Công ty  dược phẩm ( Địa chỉ:  CN Hà Anh, Mỹ Hưng, TP Quảng Nam, tỉnh Quảng Nam).

    Mặc dù chỉ là TPBVSK, nhưng tại website được cho là của Công ty TNHH Hà Trang đang có dấu hiệu quảng cáo “thổi phồng” công dụng sản phẩm như thuốc chữa bệnh.

    Cụ thể, trên website này đăng tải những quảng cáo về sản phẩm giống thuốc chữa bệnh như: Ức chế quá trình chuyển hóa từ Pur thành Axit  nhờ chiết xuất có trong quả bàng hôi, ngăn chặn bệnh gout từ gốc rễ; Đào thải tinh thể muối urat khỏi ổ khớp, giảm đau sưng tấy đỏ; Đánh tan tophi, bảo vệ sụn khớp, tránh nguy cơ dính khớp gây tàn phế; Phục hồi gan thận, chống tái phát”.

    Ngoài ra, tại website trên, công ty TNHH Hà Trang còn sử dụng hình thức đăng tải bài dạng “nhân vật chia sẻ”, bình luận cảm ơn, nhận xét về sản phẩm trước và sau khi dùng để người tiêu dùng tin rằng TPBVSK có tác dụng điều trị bệnh . Việc này đã vi phạm khoản 2 điều 27 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP.

    Trong vai khách hàng cần tư vấn về bệnh, phóng viên  được nghe một nữ nhân viên của Công ty này “nổ” hàng loạt các công dụng điều trị của sản phẩm : “Thuốc bên em không điều trị giảm đau, hay hỗ trợ điều trị, mà nó ức chế và đào thải Axit  trong máu, đưa về ngưỡng an toàn và sau này không bị tái phát lại”.

    Tìm hiểu thêm, sản phẩm TPBVSK còn được quảng cáo trên trang mạng xã hội facebook, chung một bản chất là TPBVSK nhưng được tung hô như thuốc điều trị bệnh.

    Dấu hiệu lừa dối người tiêu dùng, vi phạm các quy định về quảng cáo

    Theo Bộ Y tế, TPCN hay TPBVSK chỉ có tác dụng nâng cao sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc bệnh, giảm triệu chứng, không có tác dụng điều trị, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

    Trao đổi với phóng viến về vấn đề này, luật sư Trần Hậu cho biết, với những biểu hiện trên, Công ty này đang có dấu hiệu vi phạm hàng loạt các quy định của Pháp luật về quảng cáo.

    “Tại khoản 3 điều 43 của Luật An toàn thực phẩm, quy định về quảng cáo thực phẩm như sau: Người phát hành quảng cáo, người kinh doanh dịch vụ quảng cáo, tổ chức, cá nhân có thực phẩm quảng cáo chỉ được tiến hành quảng cáo khi đã được thẩm định nội dung và chỉ được quảng cáo đúng nội dung đã được xác nhận”, luật sư Hậu nhận định.

    Theo luật sư Hậu, quy định trong khoản 2 điều 27 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP hướng dẫn về quảng cáo thực phẩm nêu rõ:  Nội dung quảng cáo phải phù hợp với công dụng, tác dụng của sản phẩm đã được công bố trong bản công bố sản phẩm. Không sử dụng hình ảnh, thiết bị, trang phục, tên, thư tín của các đơn vị, cơ sở y tế, bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế, thư cảm ơn của người bệnh, bài viết của bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế để quảng cáo thực phẩm.

    Tào Đạt – Lê Hoàng

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tpbvsk-thoi-phong-cong-dung-danh-lua-nguoi-tieu-dung-a323332.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan