+Aa-
    Zalo

    Tranh cãi gay gắt chuyện giáo sư mặc quần đùi giảng bài trước sinh viên

    • DSPL
    ĐS&PL Hình ảnh GS Trương Nguyện Thành mặc quần đùi giảng dạy trước sinh viên đã làm nổ ra những cuộc tranh luận trên mạng xã hội.

    Hình ảnh GS Trương Nguyện Thành mặc quần đùi giảng dạy trước sinh viên đã làm nổ ra những cuộc tranh luận trên mạng xã hội.

    Báo Tiền Phong đưa tin, mới đây, Facebook của một chuyên gia về khởi nghiệp lan tỏa hình ảnh GS Trương Nguyện Thành (Phó Hiệu trưởng điều hành trường ĐH Hoa Sen) mặc quần đùi giảng dạy trước sinh viên. Thông tin nhanh chóng gây ra luồng ý kiến trái chiều.

    Một độc giả chia sẻ: Tôi đang học ở Mỹ và chưa hề gặp GS nào mặc quần sóc đi dạy cả. Tôi nghĩ là trong bối cảnh này, GS Thành muốn dùng hình ảnh này làm ví dụ thì đấy là quyền của thầy, còn ảnh hưởng và nhận xét ra sao là quyền của học sinh và người xem.

    Độc giả tên Hoàng Giang chia sẻ, tôi thấy bên Úc và Mỹ các thầy lên lớp vẫn mặc quần short bình thường, cười đùa tán với học sinh rất thoải mái nhưng học hành, tranh luận, chấm điểm và đánh giá học sinh rất nghiêm túc. Chất lượng đào tạo của họ thì khỏi phải nói, vì vậy cũng không nên câu nệ quần áo làm gì, trừ các trường hợp lễ lạt hoặc kỷ niệm gì đó.

    Hình ảnh trong khóa học Lộ trình sáng tạo sáng ngày 23/4 - Ảnh: báo Dân Trí

    Theo báo VietNamNet, trước những luồng ý kiến của dư luận, GS Trương Nguyện Thành cho biết, đây là hình ảnh xuất hiện trong buổi học ông dạy sinh viên về khả năng sáng tạo ở khóa học Lộ trình sáng tạo. Muốn phát huy khả năng sáng tạo, thì phải đánh vào điểm nhấn là gỡ bỏ hết định kiến, và giới hạn tư tưởng mà trước đó mọi người nghĩ phải đi một con đường nào đó. Do vậy, trong buổi học ông đã sử dụng trang phục này.

    “Trước đó tôi đến lớp và vẫn sử dụng trang phục rất nghiêm túc để giảng bài cho sinh viên về khả năng sáng tạo. Sau đó, tôi bảo sinh viên hãy chờ thầy một phút và ra thay bộ độ này, để xem khi tôi vận trang phục khác thì thái độ của sinh viên thế nào. Khi tôi bước vào lớp với bộ đồ này, toàn thể lớp học ồ lên. Nhiều em không ngờ tôi có thể cởi bỏ bộ vest như thường ngày để khoác lên bộ trang phục này. 

    GS Thành mặc áo quần đùi trong khóa học Lộ trình sáng tạo - Ảnh: báo Tiền Phong

    Trước ý kiến cho rằng, việc sử dụng trang phục như vậy lên lớp chưa chuẩn mực, GS Trương Nguyện Thành cho biết, “việc sử dụng trang phục này chỉ xuất hiện trong một khoảng thời gian để tôi đã giảng cho các em muốn phát huy khả năng sáng tạo thì phải gỡ bỏ hết mọi định kiến và giới hạn tư tưởng. Như vậy mới có thể sáng tạo được”.

    “Nếu chỉ nhìn vào một bức hình này sẽ không hiểu được câu chuyện sau lưng như thế nào vì một bức hình không nói lên toàn sự kiện. Nếu diện trang phục này lên lớp dạy là không đúng, nhưng tôi chỉ mặc trong một khoảng thời gian nhất định để giảng bài, và những sinh viên trong lớp hoàn toàn hiểu được vấn đề này” – GS Thành khẳng định.

    GS Thành cho biết, bình thường ông ăn mặc, làm việc nghiêm chỉnh và không làm hay nói đều gì gây sốc. Việc ông mặc như vậy chỉ mục đích minh chứng một vấn đề cho sinh viên hiểu, không ngờ mọi chuyện lại có hiệu ứng như vậy.

    Báo Tri thức trực tuyến thông tin thêm, GS Trương Nguyện Thành sinh năm 1961, là tiến sĩ ngành Hóa và Tính toán; có hai bằng sáng chế quốc tế về công nghệ thông tin; xuất bản 180 bài báo khoa học đăng trên các tạp chí chuyên ngành hóa và công nghệ thông tin; xuất bản hơn 150 bài báo trình bày tại các hội thảo chuyên ngành quốc tế.

    GS Trương Nguyện Thành từng công tác tại ĐH Utah Mỹ, sống và làm việc 38 năm tại Mỹ. Mới đây, ông Thành đảm trách chức vụ Phó Hiệu trưởng điều hành trường ĐH Hoa Sen.

    (Tổng hợp)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tranh-cai-gay-gat-chuyen-giao-su-mac-quan-dui-giang-bai-truoc-sinh-vien-a188184.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan