+Aa-
    Zalo

    Tranh cãi về sự khác nhau của chú rể Việt và Tây khi đưa cô dâu đi thử váy cưới

    • DSPL
    ĐS&PL Kể lại câu chuyện ngọt ngào của chàng trai Tây đi cùng vợ đến thử váy cưới, cô gái đã khiến nhiều chị em "ngây ngất", ôm mộng lấy chồng Tây.

    Kể lại câu chuyện ngọt ngào của chàng trai Tây đi cùng vợ đến thử váy cưới, cô gái đã khiến nhiều chị em "ngây ngất", ôm mộng lấy chồng Tây. Nhiều tranh cãi quanh bài viết về sự khác nhau trong thái độ và cảm xúc của chú rể Việt và Tây khi cùng vợ đi thử váy cưới.

    Chuyện lấy chồng Tây không còn là việc hiếm của nhiều cô gái Việt, và việc so sánh đàn ông Tây với đàn ông Việt không phải chuyện mới, nhưng luôn là chủ đề gây tranh cãi. Mới đây, một cô gái xinh đẹp lại khơi dậy cuộc tranh luận này khi đăng tải trên trang cá nhân của mình câu chuyện về một chú rể Tây ngọt ngào, chồng của một cô gái Việt, khiến nhiều chị em ngây ngất vì anh chồng lý tưởng.

    Cô gái xinh đẹp, chủ một cửa hàng váy cưới ở Hà Nội, nơi cặp chồng Tây, vợ Việt đến thử váy cưới viết trên trang cá nhân:

    "Đàn ông mỗi nơi mỗi khác

    Tự nhiên nằm không ngủ được lại nghĩ đến đôi vợ chồng tối nay qua mua váy cưới.

    Anh là người nước ngoài lấy bạn ý một cô gái người Việt Nam không hề xinh thậm chí có thể nói là "không đẹp" với vóc người nhỏ nhắn, ăn mặc giản dị. Hai người lấy nhau rồi, đã chụp ảnh cưới rồi và giờ về Việt Nam cưới lại lần nữa. Cô dâu là người mang một màu sắc mà có thể nói không thể nào so sánh được với những nhan sắc khác.

    Thế mà, suốt cả buổi những lời mình nghe được từ anh chồng đều là "my love, i love u", "my love, woa. u're so beautiful ", "my love, yes, yes". Ngay cả cách anh ý nhìn cô bạn ý, cái cách mà ánh mắt ấm áp chỉ quan tâm đến một mình cô ý xong nói nhẹ nhàng, kiểu ko để ý đến mình thậm chí có nhìn cũng rất lịch sự, xong bạn gái ý muốn gì anh ý cũng làm hết, muốn mua gì cũng được, muốn chọn gì cũng được. Cái cách mà anh ý gật đầu nhẹ nhàng xong 10 câu nói ra đến 9 câu nói "em là người đẹp nhất, anh tự hào về em" và kiên nhẫn đợi cô ý mấy tiếng đồng hồ liền, cái cách anh ý trả tiền cho những gì cô ý thích mà không tỏ vẻ khó chịu, ánh mắt đấy là ánh mắt hạnh phúc. Lúc đấy mình cũng bị hạnh phúc theo luôn ý.

    Thế mới nói đàn ông nước ngoài khác đàn ông Việt Nam nhiều nhất là ngay trong cách cư xử. Mình đã gặp rất nhiều chú rể Việt Nam đưa cô dâu đến thử nhưng cả buổi chỉ cắm mặt vào điện thoại bấm bấm rồi ừ ừ qua loa, mình lại cũng bắt gặp những chú rể ngồi đợi mà nhấp nhổm không yên xong giục giã, mình cũng bắt gặp những chú rể nhìn vợ sắp cưới của mình trong ánh mắt béo thế (gầy thế) mặc gì cũng không đẹp xong quay ra nhìn cái con chủ ở đấy là mình đây với ánh mắt kiểu không thấy vợ ở đấy, và mình cũng bắt gặp những cô dâu khệ nệ một mình ôm bụng đến chọn váy một mình mà không có chú rể.

    Ở nước ngoài người ta hay lắm lúc nào đàn bà cũng được yêu nhất, thương nhất, tôn trọng nhất, nâng niu nhất. Còn ở Việt Nam đàn bà luôn xếp sau đàn ông và sau cái định kiến muôn đời không thay đổi được, luôn sống và hi sinh vì chồng mình, còn chồng mình có vì mình không thì có lẽ là câu hỏi là ai cũng luôn tự hỏi trong đầu.

    Xinh đẹp, thông mình cũng không bằng may mắn. Chọn đúng chồng là hạnh phúc, chọn sai cuộc sống là những tháng ngày buồn nhiều hơn vui mà vẫn gắng gượng.

    Cứ như thế này bảo sao không muốn mang giống nòi của mình sang nước ngoài để duy trì và bảo tồn chứ, nhìn từ gương bạn bè xung quanh, hay từ người trong gia đình đều chỉ muốn nói một câu "đàn ông nhiều người vẫn còn kém về cư xử và ăn nói nhiều lắm" . Đàn ông Việt mà bớt sĩ diện, bớt gia trưởng chắc con gái chúng mình sẽ hạnh phúc lắm!".

    Status so sánh đàn ông Tây, đàn ông Việt được chú ý trên mạng xã hội.

    Sự ngọt ngào, quan tâm đến vợ của chú rể Tây khiến những chị em theo dõi câu chuyện này mê mệt, không tiếc lời ca ngợi anh chàng "chồng nhà người ta" này. Không ít phụ nữ còn lộ liễu "dằn mặt" người yêu, chồng tương lai bằng cách tag hẳn tên họ dưới câu chuyện này. Nhiều chị em đồng tình, cách so sánh của cô gái này hoàn toàn đúng, và với những phụ nữ Việt hiện đại, việc họ thích lấy chồng Tây không phải là một xu hướng sính ngoại, mà là vì nhiều chàng trai ngoại quốc biết cách chăm sóc, tinh tế trong ứng xử với phụ nữ hơn những anh chàng người Việt mà họ gặp.

    Nick Tâm Đặng cho rằng: “Đàn ông Tây hơn đàn ông Việt ở cách cư xử và lời nói đối với phụ nữ . Bởi thế bọn con trai bây giờ đừng bao giờ mở miệng bảo con gái hám chồng Tây nha!”. Facebooker Đào Hồng cũng tỏ ra tâm đắc với những so sánh đàn ông Tây - đàn ông Việt: “Chuẩn luôn! Mình cũng gặp qua bao nhiêu đôi đi mua chăn ga gối cho hôm cưới, vợ thì hào hứng các kiểu, chồng thì ngoảnh mặt làm ngơ, hỏi thì cứ ừ ừ xong tiếp tục công việc, trả lời cho có, mình thích như nào thì kệ mình. Chán luôn! Thế thà đi một mình cho nhanh, dắt thêm của nợ mua bực vào người”.

    Bức ảnh được chủ tiệm áo cưới chia sẻ khiến nhiều người ghen tị với cô dâu.

    Tuy nhiên, không ít người phản ứng trước những so sánh phiến diện của cô gái chủ cửa hàng áo cưới. Nhiều chàng trai đã "nổi đóa" khi phái mạnh Việt bị so sánh, như nick William Hoàng chẳng hạn. Anh chàng cho rằng, không thể đánh giá mối quan hệ cũng như sự tuyệt vời của ai đó chỉ qua một lần gặp và một bức ảnh chụp.

    Một dân mạng bình luận gai góc về chuyện phụ nữ có nên nhìn vào những người lấy chồng Tây được hạnh phúc để mơ mộng hay không.

    Nhiều người cũng cho rằng, quan điểm phụ nữ là để yêu thương là chính xác, nhưng không có nghĩa chỉ có đàn ông Tây mới đem lại hạnh phúc cho phụ nữ. Nick Bùi Linh bình luận: “Cũng tuỳ người, chồng mình so với anh chồng nước ngoài kia cũng không có thua kém tí nào. Thế mới bảo phụ nữ thông minh xinh đẹp không bằng may mắn. Bản thân mình không thích lấy người nước ngoài, phải xa gia đình, xa quê hương, bất đồng ngôn ngữ. Đàn ông Việt Nam tuy có hơi gia trưởng (cái này tùy người thôi, chồng mình không hề bị cái tính này) nhưng đàn ông Việt biết kiềm chế, khi đi ăn đàn ông luôn là người trả tất cả cho bạn, thậm chí lấy nhau về tiền bạc để vợ nắm hết, còn đàn ông nước ngoài thì không, ăn uống xem phim 50/50 sòng phẳng, lấy nhau về rồi cũng vậy thôi. Ở đâu cũng có người này người kia, nếu mà so sánh đàn ông nước ngoài và đàn ông Việt thì không nên vì nó giống như là đi so đàn ông với đàn bà vậy!

    Nêu ý kiến tương tự, nick Jenny Phạm cho rằng: “Điều hạnh phúc của người con gái là khi tìm được một người đàn ông biết tôn trọng, yêu thương và nuông chiều họ thôi. Đời con gái sướng hay khổ là ở cái cách mà người đàn ông đối xử với họ chứ không phải ở vật chất tiền tài mà anh mang về cho vợ. Có yêu thương nhau thì khó khăn khổ cực mấy cũng có thể vượt qua”, hay như nick Phan Tường An viết: “Không so sánh về Tây ta, mà ở góc nhìn xã hội thì thực tế vậy, tìm được người chồng mà lúc nào em cũng là nhất thì dù sống với nhau không suốt đời cũng thấy vui, chứ bên nhau suốt đời mà mình phải chịu đựng, phải hy sinh thì chán lắm. Thử hỏi, cha mẹ sinh mình ra còn không muốn thấy cảnh đó, cớ sao phải tự đọa đày bản thân làm gì?

    Ở một khía cạnh khác, Facebooker Lương Thị Hồng Anh cho rằng: “Muốn đàn ông Việt Nam đời sau được tốt, thì mẹ nào có con trai nên hướng cho con biết yêu và trân trọng chăm sóc quan tâm phụ nữ từ nhỏ , thì may ra có hy vọng tương lai có những người đàn ông Tây hoá được. Chứ ngồi mong xong vẫn dạy con trai theo cách truyền thống, trai là nhất, trai là bố tướng thì làm sao nó biết yêu thương phụ nữ được? Mà cơ bản vẫn trọng nam khinh nữ mong đẻ con trai hơn thì không cải thiện được. Bản thân cá nhân không thay đổi tư tưởng thì đòi hỏi làm sao đàn ông cả một nền văn hoá thay đổi”. Ý kiến này nhận được nhiều sự đồng tình của chị em.

    Theo Trí Thức Trẻ

    Xem thêm video:

    [mecloud]xWgG93fQEC[/mecloud]

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tranh-cai-ve-su-khac-nhau-cua-chu-re-viet-va-tay-khi-dua-co-dau-di-thu-vay-cuoi-a112395.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.