+Aa-
    Zalo

    Trẻ dễ mắc bệnh truyền nhiễm nếu cứ chờ vắc-xin dịch vụ

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL)- Sáng 10/8, lãnh đạo Bộ Y tế cho biết, hai loại vắc-xin tổng hợp dịch vụ "5 trong 1" và "6 trong 1" đang khan hiếm trầm trọng.

    (ĐSPL)- Sáng 10/8, lãnh đạo Bộ Y tế cho biết, hai loại vắc-xin tổng hợp dịch vụ "5 trong 1" và "6 trong 1" đang khan hiếm trầm trọng.

    Vắc-xin dịch vụ còn khan hiếm dài ngày

    Tin tức từ Dân Việt, ông Trần Đắc Phu- Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng- Bộ Y tế cho biết, hiện ngành y tế chưa thể làm gì với tình trạng thiếu vắc-xin dịch vụ. Do đó, người dân thay vì chờ đợi hãy đưa trẻ đi tiêm vắc-xin tiêm chủng mở rộng.

    Ông Phu lý giải, khan hiếm vắc-xin tổng hợp dịch vụ là do đơn vị sản xuất đang trong quá trình thay đổi địa điểm, dây chuyền sản xuất. Điều này dẫn tới nguồn cung vắc-xin bị đình trệ, ảnh hưởng tới nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam.

    Nguồn cung vắc-xin bị đình trệ, ảnh hưởng tới nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam.

    Theo ông Phu, vắc-xin trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng được dự trù hằng năm theo số lượng trẻ em và các chiến dịch tiêm chủng. Trong khi đó, vắc-xin dịch vụ được nhập khẩu và phân phối theo cơ chế thị trường. Nghĩa là nhu cầu thị trường quyết định số lượng và chủng loại vắc-xin nhập khẩu.

    Bên cạnh đó, do vắc-xin dịch vụ hầu như dựa vào nguồn cung từ nước thứ 3 nên không đáp ứng được nhu cầu, khan hiếm vắc-xin là điều dễ hiểu.

    “Bộ Y tế hoàn toàn ủng hộ, không cấm, không hạn chế bất kỳ doanh nghiệp nào. Song vấn đề mấu chốt là do nhà sản xuất không có hàng để đáp ứng, nên mặc dù có mong mỏi, việc khắc phục tình trạng khan hiếm vắc-xin vẫn chưa thể cải thiện”, ông Phu cho hay.

    Lãnh đạo Bộ Y tế cũng cho biết, để khắc phục tình trạng khan hiếm vắc-xin tổng hợp dịch vụ, Bộ Y tế đã vận động người dân đưa con em đi tiêm chủng ở xã, phường.

    “Người dân đừng nên trông chờ vắc-xin dịch vụ mà bỏ lỡ cơ hội tiêm chủng cho con. Do đó, hãy đưa trẻ tiêm vắc-xin đúng lịch”.

    Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng- Bộ Y tế cũng cho biết, công tác thanh, kiểm tra xử lý vi phạm các điểm tiêm chủng xã phường không đảm bảo quy trình kỹ thuật cũng được thực hiện. Bức tranh tổng thể về chất lượng tiêm chủng mở rộng đã cải thiện rất nhiều so với thời gian trước.

    Cũng theo ông Phu, tiêm chủng vắc-xin phòng bệnh thuộc Chương trình Tiêm chủng mở rộng không chỉ là tự nguyện mà còn được quy định bắt buộc (theo Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm).

    “Nếu trẻ không được tiêm chủng vắc-xin phòng bệnh sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh và lây nhiễm trong cộng đồng”, ông Phu cảnh báo.

    Hiện nay vắc-xin trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng được các cơ sở y tế tiêm đầy đủ trong tháng, đảm bảo số lượng theo nhu cầu và an toàn.

    Bên cạnh đó, Bộ Y tế đang nghiên cứu và tiếp tục đề xuất với Chính phủ để đưa thêm vắc-xin vào Chương trình Tiêm chủng mở rộng như: Vắc-xin phòng bệnh bại liệt dạng tiêm, phòng bệnh do phế cầu, phòng bệnh ung thư tử cung, tiêu chảy...

    Cũng theo ông Phu, sắp tới, vắc-xin của Chương trình Tiêm chủng mở rộng sẽ bao phủ hầu hết các bệnh gây tử vong trên trẻ em Việt Nam. Điều này sẽ hạn chế tình trạng người dân phụ thuộc vào vắc-xin dịch vụ.

    Ngoài ra, Bộ Y tế cũng đã hướng dẫn nhân viên y tế có thể tư vấn người dân sử dụng vắc-xin tương tự trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng trong trường hợp thiếu một loại tiêm chủng dịch vụ nào đó để đảm bảo trẻ được tiêm chủng đầy đủ.

    Bộ trưởng Y tế cho biết, với phương châm “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, Việt Nam đã triển khai Chương trình Tiêm chủng mở rộng miễn phí trên phạm vi toàn quốc.

    “Chương trình tiêm chủng mở rộng làm giảm tỷ lệ mắc, tỷ lệ tử vong của nhiều bệnh truyền nhiễm đến hàng nghìn lần”, Bộ trưởng Bộ Y tế cho hay.

    Bộ trưởng Y tế: Tiêm vắc-xin là biện pháp hiệu quả nhất để phòng bệnh

    Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến chia sẻ tại Hội nghị Tổng kết Chiến dịch tiêm vắc-xin sởi-rubella diễn ra vừa qua, với phương châm “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, Việt Nam đã triển khai Chương trình Tiêm chủng mở rộng miễn phí trên phạm vi toàn quốc.

    Bộ trưởng Bộ y tế khuyến cáo các bà mẹ nên cho trẻ đi tiêm phòng đầy đủ.

    “Chương trình tiêm chủng mở rộng làm giảm tỷ lệ mắc, tỷ lệ tử vong của nhiều bệnh truyền nhiễm đến hàng nghìn lần”, Bộ trưởng Bộ Y tế cho hay.

    Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho rằng, chiến dịch tiêm vắc-xin sởi và rubella cho trẻ em từ 1-14 tuổi có đối tượng bao phủ rộng. Chiến dịch đưa ra mục tiêu đạt tỷ lệ tiêm an toàn trên 95\% quy mô xã, phường, thị trấn. Chiến dịch có hơn 19,7 triệu trẻ từ 1 đến 14 tuổi tương đương với hơn 1/5 dân số cả nước được tiêm vắc-xin sởi-rubella miễn phí, với độ bao phủ đạt trên 98,2\%.

    “Kết quả trên đã góp phần khống chế hoàn toàn dịch sởi tại Việt Nam trong năm 2015”, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho hay.

    Theo Bộ trưởng Y tế, trong 7 tháng đầu năm 2015, Việt Nam ghi nhận rất ít trường hợp mắc sởi rải rác. Trên phạm vi toàn quốc không ghi nhận các ổ dịch sởi tập trung, không ghi nhận sự cố nghiêm trọng dẫn đến tử vong, tỷ lệ phản ứng sau tiêm nằm trong ngưỡng nghiên cứu của nhà sản xuất và thấp hơn con số thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới.

    Qua đó, Bộ trưởng Y tế khuyến cáo, các bà mẹ nên tin tưởng về tính an toàn và chất lượng các vắc-xin dùng trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng. Các bà mẹ cũng nên chủ động đưa con em mình đi tiêm vắc-xin đúng lịch, đủ số mũi tiêm với tỉ lệ tiêm chủng cao.

    Cũng theo Bộ trưởng, Chiến dịch tiêm vắc-xin sởi-rubella tác động mạnh mẽ đến nhận thức của người dân trong việc sử dụng vắc-xin phòng bệnh, kể cả người dân từ vùng sâu, vùng xa, củng cố niềm tin của người dân đối với tiêm chủng.

    Bộ trưởng Y tế cũng mong muốn các tổ chức quốc tế, các quốc gia tiếp tục có sự giúp đỡ cả về vật chất và kỹ thuật cho Việt Nam để công tác tiêm chủng của Việt Nam ngày một phát triển.

    Tại Hội nghị, Tiến sĩ Lokky Wai, đại diện Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam cũng chúc mừng Việt Nam triển khai thành công chiến dịch tiêm vắc xin sởi – rubella.

    Tiến sĩ Lokky Wai khẳng định: “Chiến dịch một lần nữa chứng minh rằng tiêm chủng là sự đầu tư hiệu quả đối với sức khỏe của trẻ em Việt Nam. Vì vậy, Chính phủ Việt Nam và Bộ Y tế cần tiếp tục đầu tư và đảm bảo có được nguồn nhân sách cần thiết, nhân sự cũng như vắc-xin luôn sẵn có để có thể tiêm chủng kịp thời cho tất cả trẻ em”.

    Sắp bổ sung 2 loại vắc-xin tiêm miễn phí cho trẻ

    GS.TS.Đặng Đức Anh, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết, dự kiến tháng 5/2016, trẻ sẽ được tiêm miễn phí vắc-xin bại liệt và vắc-xin ngừa tiêu chảy do Rotavirus.

    Bên lề buổi họp báo thông tin về tình kết quả triển khai chiến dịch tiêm vắc-xin sởi-rubella diễn ra chiều 4/8, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết, ngành y tế đang lập kế hoạch để đưa 1-2 vắc-xin mới vào Chương trình tiêm chủng mở rộng.

    Theo đó, dự kiến tháng 5/2016, trẻ sẽ sử dụng vắc-xin bại liệt dạng tiêm thay vì đường uống như hiện nay. Ngoài ra, vắc-xin ngừa tiêu chảy do Rotavirus cũng đang được lên kế hoạch đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng.

    Theo GS.TS. Đặng Đức Anh, Việt Nam đã thanh toán bệnh bại liệt năm 2000 và duy trì được thành quả này trong 15 năm qua. Tuy  nhiên, để duy trì hiệu quả cần thay thế vắc-xin dạng uống sang dạng tiêm.

    Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương lý giải, loại vắc-xin dạng uống thải virus sống sẽ giảm độc lực của vắc-xin ra ngoài môi trường, trong điều kiện nhất định độc lực quay trở lại, có thể gây bệnh. Nếu dùng vắc-xin bại liệt đường tiêm, sau vài năm có thể dừng, độc lực khó quay trở lại.

    PGS.TS.Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế cho biết, virus bại liệt lây truyền từ người sang người chủ yếu là qua đường phân, miệng. Chẳng hạn, virus bại liệt chủ yếu từ phân ô nhiễm vào nguồn nước, thực phẩm rồi vào người qua đường ruột. Cũng có khi lây truyền qua đường hầu họng. Virus bại liệt không bao giờ lây nhiễm qua côn trùng trung gian. Người chưa có miễn dich cũng có nguy cơ nhiễm virus bại liệt.

    Ngoài ra, trẻ dưới 15 tuổi thường nhiễm virus bại liệt, trong đó đa phần gặp ở trẻ trong độ tuổi từ 1 đến 3. Hiện nay, không có thuốc điều trị và để lại hậu quả nặng nề như: Liệt hô hấp, tê liệt các cơ.

    “Để phòng chống bệnh bại liệt, uống vắc-xin vẫn đang được sử dụng trong chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia”, PGS.TS.Trần Đắc Phu khuyến cáo.

    Cũng theo ông Phu, hiện Việt Nam cũng đã tự sản xuất được vắc-xin ngừa tiêu chảy do Rotavirus và sẽ nhỏ vắc-xin miễn phí cho trẻ trong năm 2016.

    Chuyên gia cho biết, tiêu chảy do virus là bệnh rất thường gặp ở trẻ em và trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra tử vong ở trẻ.

    Bệnh này lây chủ yếu qua đường tiêu hóa và phát tán nhanh do Rotavirus sau khi được thải qua phân của trẻ nhiễm bệnh có thể lưu lại trên tay vài giờ và trên các bề mặt rắn như: đồ chơi, chăn màn, quần áo trong vài ngày. Do đó, nếu trẻ được dùng vắc-xin sẽ ngừa tiêu chảy do Rotavirus.

    Đức An(Tổng hợp)

    Xem thêm video:

    [mecloud] E1EMzvqO5F[/mecloud]

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tre-de-mac-benh-truyen-nhiem-neu-cu-cho-vac-xin-dich-vu-a105636.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.