+Aa-
    Zalo

    "Treo đầu thỏ bán thú rừng" và những chuyện cần xử lý tại chùa Hương

    • DSPL
    ĐS&PL Trong ngày đầu mở cửa trở lại, chùa Hương đón khoảng 20.000 khách đa phần đều chấp hành các quy định trong phòng, chống dịch.

    Trong ngày đầu mở cửa trở lại, chùa Hương đón khoảng 20.000 khách đa phần đều chấp hành các quy định trong phòng, chống dịch. Tuy nhiên vẫn còn một số người lơ là, chủ quan.

    Du khách đi chùa Hương.

    Người dân nô nức trẩy hội chùa Hương

    Ngày 13/3, chùa Hương (xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội) chính thức được đón khách trở lại sau thời gian đóng cửa tạm dừng vì dịch Covid-19. Ngay từ sáng sớm đã có rất nhiều đoàn khách xuôi dòng đến dâng hương và vãn cảnh tại chùa Thiên Mụ và thăm động Hương Tích.

    Tại khu vực bán vé và cổng ra vào, Ban tổ chức bố trí lực lượng chức năng hoạt động 24/24h, chia thành 3-4 kíp trực, mỗi kíp 8-10 người đo thân nhiệt và hướng dẫn du khách khai báo y tế.

    Trưởng ban quản lý khu di tích và thắng cảnh Hương Sơn Nguyễn Bá Hiển cho biết: "Khu di tích và thắng cảnh Hương Sơn đã lên nhiều phương án phòng chống dịch chuẩn bị cho những ngày tới đây. Tại các điểm ra vào chùa Hương, các nhân viên kiểm tra thân nhiệt, sát khuẩn. Trưởng đoàn khách phải khai báo y tế. Nhiều điểm được dán mã QR CODE để người dân khai báo y tế điện tử...".

    Theo ông Nguyễn Bá Hiển, trong ngày đầu, chùa Hương đón 20.000 du khách từ các nơi về đây dâng hương, vãn cảnh.

    Ghi nhận của PV ĐS&PL cho thấy, phần lớn du khách đến chùa Hương đều chấp hành tốt các quy định trong phòng, chống dịch như đeo khẩu trang, rửa tay sát khuẩn, khai báo y tế và giãn cách. Tuy vậy, vẫn có một bộ phận khách du lịch còn chủ quan, lơ là. Thậm chí, tình trạng đánh bài ăn tiền trên thuyền dọc suối Yến từ đền Trình vào chùa Hương mà báo chí phản ánh những năm qua vẫn còn tiếp diễn. Những hình ảnh này làm ảnh hưởng đến mỹ quan thắng cảnh di tích quốc gia đặc biệt này và ảnh hưởng đến việc phòng, chống dịch Covid-19.

    "Hô biến" thịt thỏ, thành "thú rừng", lừa người mua?

    Sáng ngày 14/3, trao đổi nhanh với PV Tạp chí ĐS&&PL, ông Nguyễn Bá Hiển cho biết, ngay sau khi nhận được phản ánh của báo chí và người dân về việc vẫn còn nhiều bộ phận người dân không chấp hành nghiêm việc đeo khẩu trang và giãn cách để phòng, chống dịch, BQL đã cho lực lượng chức năng đi thuyền tuyên truyền dọc suối Yến.

    "Tuyên truyền để người dân chấp hành nghiêm các quy định của khu di tích, quy định trong phòng, chống dịch Covid-19, toàn bộ du khách đều phải đeo khẩu trang, giữ khoảng cách, thực hiện khai báo y tế và không tổ chức đánh bài ăn tiền dưới mọi hình thức thức để chùa Hương là một điểm đến an toàn và thân thiện", ông Hiển thông tin. "Quán triệt với toàn bộ người lái đò phải đảm bảo an toàn, luôn có khẩu trang và nước rửa tay sát khuẩn trên thuyền và không cho du khách đánh bài ăn tiền dưới mọi hình thức", ông Hiển nói thêm.

    Trước thông tin các cửa hàng ở đây có bán thịt thú rừng, ông Nguyễn Bá Hiển khẳng định không hề có tình trạng bán thịt thú rừng tại đây. Theo ông Hiền: "Toàn bộ các cửa hàng ở đây đều được đoàn kiểm tra liên ngành, kiểm lâm và ban quản lý cũng như lực lượng chức năng đã kiểm tra các cửa hàng bán đồ ăn uống, đa phần là những con vật nuôi như thỏ... chế biến ra rồi ghi là thú rừng", Trưởng BQL khu di tích thắng cảnh Hương Sơn nói.

    BQL tuyên truyền dọc suối Yến nhắc nhở người dân thực hiện nghiêm các quy định của BQL, quy định phòng, chống dịch và các quy định của pháp luật. Được biết, trong sáng 14/3, lực lượng Công an huyện Mỹ Đức đã đi xử lý các trường hợp không đeo khẩu trang và chơi bài trên thuyền.

    Ước tính, chùa Hương mở cửa dự kiến đón 50 - 60 vạn khách trong mùa đầu năm tính từ ngày 13/3. Lễ hội chùa Hương dự kiến diễn ra từ 13/2 đến 5/5.

    Tuy nhiên vào đầu tháng Hai, huyện Mỹ Đức thông báo dừng tổ chức lễ hội để phòng Covid-19. Sau một tháng, chính quyền địa phương quyết định mở cửa trở lại khu di tích - thắng cảnh chùa Hương từ 0h ngày 13/3.

    Hữu Thắng

    Bài viết đăng trên ấn phẩm Đời sống & Pháp luật số thứ 3 (43)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/treo-dau-tho-ban-thu-rung-va-nhung-chuyen-can-xu-ly-tai-chua-huong-a359772.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Đặc sản thịt thú rừng mất giá vì lo sợ nhiễm Ebola

    Đặc sản thịt thú rừng mất giá vì lo sợ nhiễm Ebola

    (ĐSPL) - Dịch bệnh xuất huyết Ebola đang trở thành nỗi ám ảnh trên toàn thế giới. Khi có thông tin về virus gây bệnh, nhiều người đã không dám ăn thịt động vật hoang dã. Các loại thực phẩm đắt đỏ này bỗng dưng bị mất giá.