+Aa-
    Zalo

    Triều Tiên phóng thử tên lửa hành trình tầm xa, được ví như vũ khí "chiến lược quan trọng"

    • DSPL
    ĐS&PL Đây được coi là vụ phóng tên lửa đầu tiên của Triều Tiên sau khi nước này thử nghiệm một tên lửa đạn đạo tầm ngắn chiến thuật mới vào tháng 3.

    Truyền thông nhà nước Triều Tiên ngày 13/9 (giờ địa phương) cho biết, Bình Nhưỡng đã tiến hành thử nghiệm thành công một tên lửa hành trình tầm xa mới vào cuối tuần trước, tên lửa được các nhà phân tích coi là vũ khí có khả năng hạt nhân đầu tiên của nước này, theo Reuters.

    Các tên lửa là "một vũ khí chiến lược có ý nghĩa quan trọng" và đã bay 1.500 km (930 dặm) trước khi đánh trúng mục tiêu và rơi xuống lãnh hải của đất nước trong các cuộc thử nghiệm hôm ngày 11 và 12/9, Hãng thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) cho biết.

    Vụ thử nghiệm mới nhất cho thấy sự tiến bộ ổn định trong chương trình vũ khí của Bình Nhưỡng, trong bối cảnh bế tắc về các cuộc đàm phán nhằm loại bỏ các chương trình hạt nhân và tên lửa đạn đạo của Triều Tiên để đổi lấy việc được Mỹ giảm nhẹ lệnh trừng phạt. Các cuộc đàm phán đã bị đình trệ kể từ năm 2019.

    Tên lửa hành trình của Triều Tiên thường ít được quan tâm hơn tên lửa đạn đạo vì chúng không bị cấm một cách rõ ràng theo các Nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.

    "Đây sẽ là tên lửa hành trình đầu tiên của Triều Tiên được chỉ định một cách rõ ràng về vai trò 'chiến lược'", Ankit Panda, thành viên cấp cao của Tổ chức Carnegie Endowment vì Hòa bình Quốc tế có trụ sở tại Mỹ cho biết. 

    Hiện vẫn chưa rõ Triều Tiên có làm chủ được công nghệ cần thiết để chế tạo đầu đạn đủ nhỏ để mang trên tên lửa hành trình hay không nhưng nhà lãnh đạo Kim Jong Un hồi đầu năm cho biết phát triển bom nhỏ hơn là mục tiêu hàng đầu.

    trieu tien phong thu ten lua hanh trinh tam xa duoc vi nhu vu khi chien luoc quan trong 1
    Học viện Khoa học Quốc phòng Quốc gia tiến hành các vụ thử tên lửa hành trình tầm xa ở Triều Tiên, như hình ảnh được Hãng thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) cung cấp vào ngày 13/9. Ảnh: KCNA.

    Quân đội Hàn Quốc không tiết lộ liệu họ có phát hiện ra các vụ thử mới nhất của Triều Tiên hay không nhưng vào ngày 13/9, họ cho biết đang tiến hành phân tích chi tiết với sự hợp tác của Mỹ.

    Bộ Chỉ huy Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (INDOPACOM) của quân đội Mỹ cho biết họ đã biết về các báo cáo và đang phối hợp với các đồng minh và đối tác của mình. “Hoạt động này nhấn mạnh Triều Tiên tiếp tục tập trung vào phát triển chương trình quân sự và các mối đe dọa gây ra cho các nước láng giềng và cộng đồng quốc tế”, INDOPACOM cho biết trong một tuyên bố.

    Rodong Sinmun, tờ báo chính thức của Đảng Công nhân cầm quyền, đã đăng tải các bức ảnh về tên lửa hành trình mới đang bay và được bắn ra từ một thiết bị vận chuyển-lắp dựng-phóng.

    Vụ thử mang lại "ý nghĩa chiến lược của việc sở hữu một phương tiện răn đe hiệu quả khác để đảm bảo an ninh của quốc gia chúng ta một cách đáng tin cậy hơn và ngăn chặn mạnh mẽ các hoạt động quân sự của các thế lực thù địch", KCNA cho biết.

    Đây được coi là vụ phóng tên lửa đầu tiên của Triều Tiên sau khi nước này thử nghiệm một tên lửa đạn đạo tầm ngắn chiến thuật mới vào tháng 3. Triều Tiên cũng đã tiến hành một vụ thử tên lửa hành trình chỉ vài giờ sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden nhậm chức vào cuối tháng 1.

    Jeffrey Lewis, nhà nghiên cứu tên lửa tại Trung tâm Nghiên cứu Không phổ biến vũ khí hạt nhân James Martin, cho biết tên lửa hành trình tấn công đất liền tầm trung là mối đe dọa không kém tên lửa đạn đạo và là một nguy cơ khá nghiêm trọng đối với Triều Tiên.

    "Đây là một hệ thống khác được thiết kế để bay dưới các radar phòng thủ tên lửa hoặc xung quanh chúng", Lewis nói trên Twitter.

    Các nhà phân tích cho biết tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo tầm ngắn có thể được trang bị bom hạt nhân hoặc thông thường đặc biệt gây mất ổn định trong trường hợp xảy ra xung đột vì không rõ chúng đang mang loại đầu đạn nào, các nhà phân tích cho biết.

    Vụ thử nghiệm tên lửa được công bố chỉ một ngày trước khi các nhà đàm phán hạt nhân chính từ Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản gặp nhau tại Tokyo để tìm cách phá vỡ thế bế tắc với Triều Tiên. 

    Chính quyền của Tổng thống Biden cho biết họ sẵn sàng ngoại giao để đạt được mục tiêu phi hạt nhân hóa Triều Tiên nhưng không cho thấy sẵn sàng giảm nhẹ các lệnh trừng phạt. Hồi tháng 8 tại Seoul, Sung Kim, đặc phái viên Mỹ về Triều Tiên, cho biết ông sẵn sàng gặp các quan chức Triều Tiên "bất cứ nơi nào, bất cứ lúc nào".

    Bích Thảo(Theo Reuters) 

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/trieu-tien-phong-thu-ten-lua-hanh-trinh-tam-xa-duoc-vi-nhu-vu-khi-chien-luoc-quan-trong-a513106.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan