+Aa-
    Zalo

    Trình dự luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt lên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Dự án Luật Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt chính thức được trình lên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến. Dự luật này nhằm thu hút, khuyến khích những nhà đầu tư...

    Dự án Luật Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt chính thức được trình lên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến. Dự luật này nhằm thu hút, khuyến khích những nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia xây dựng và phát triển kinh tế.

    Theo tin tức trên Thời báo Kinh tế Việt Nam, sáng 11/9, dự án Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt đã được đặt lên bàn Uỷ ban Thường vụ Quốc hội sau thời gian dài nghiên cứu, chuẩn bị kể tử năm 2014.

    Mục tiêu xây dựng luật là tạo cơ sở pháp lý cho việc thành lập, phát triển, quản lý và hoạt động của ba đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt HCKTĐB): Vân Đồn (Quảng Ninh), Bắc Vân Phong (Khánh Hòa) và Phú Quốc (Kiên Giang).

    Báo Chính phủ thông tin thêm, dự án Luật được xây dựng trên quan điểm quán triệt các Nghị quyết của Đảng về phát triển các ĐKKT. Luật này áp dụng tại một số khu vực có ranh giới địa lý xác định nên cần mạnh dạn cho phép thực hiện các chính sách mới, đột phá và đặc biệt về kinh tế-xã hội. Các chính sách này cần được quy định với mức ưu đãi cao hơn và thuận lợi hơn so với quy định của các luật hiện hành áp dụng cho các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao, không trái với Hiến pháp và các cam kết quốc tế của Việt Nam, đảm bảo vượt trội và cạnh tranh với khu vực và quốc tế.

    Một khu nghỉ dưỡng tại Phú Quốc (Kiên Giang). Ảnh: Tiền Phong.

    Tại phiên họp, UBTVQH đã tập trung thảo luận, cho ý kiến về các nội dung liên quan đến phạm vi điều chỉnh của dự án Luật; hồ sơ dự án Luật và các đề án liên quan; tổ chức chính quyền địa phương đơn vị HCKTĐB; mô hình cơ quan tư pháp; thu thút đầu tư vào đơn vị HCKTĐB; các chính sách đặc thù quy định trong dự thảo Luật; quy định ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện; nguồn vốn ngân sách nhà nước hỗ trợ cho đơn vị HCKTĐB; vấn đề bảo đảm quốc phòng-an ninh tại các đơn vị HCKTĐB..

    Bên cạnh đó, Thường trực Ủy ban Pháp luật đề nghị cơ quan soạn thảo làm rõ hơn cơ sở thực tiễn của việc quy định các cơ chế, chính sách đặc thù, vượt trội cho các đơn vị HCKTĐB. Cùng với đó là đánh giá cụ thể hơn về khả năng hỗ trợ của Trung ương đối với đơn vị HCKTĐB để bảo đảm sự thành công của mô hình này.

    Theo báo Tiền Phong, trước đó, Thường trực Chính phủ đã tổ chức cuộc họp, thảo luận về dự án Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt. Tại phiên họp này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh quyết tâm xây dựng luật tốt nhất, bảo đảm tính bền vững, lâu dài trong phát triển, bảo đảm cạnh tranh quốc tế và khu vực. Đồng thời, phải tính trước mắt và lâu dài, xem Việt Nam đang cần gì để chấp nhận những yêu cầu cụ thể ở từng đặc khu; bảo đảm tinh thần xanh, sạch, đẹp, công nghệ cao, không trái điều ước quốc tế.

    Thủ tướng cũng lưu ý, trong quá trình xây dựng cần tiến hành đánh giá tác động, “lợi người lợi ta” là cái gì. Thủ tướng cũng nhất trí việc tạo lập khung thể chế vượt trội, vượt trên các luật hiện hành, có chính sách đặc thù trên tinh thần kinh doanh bình đẳng, không phân biệt đối xử giữa nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Đồng thời mở cửa thị trường, giảm thiểu việc áp dụng điều kiện đầu tư kinh doanh, phát huy lợi thế từng đặc khu.

    Báo Đầu thầu cho biết thêm, ngoài Dự án Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt, phiên họp lần này, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội sẽ thảo luận về nhiều dự án, văn bản luật quan trọng khác như Luật Cạnh tranh (sửa đổi); Luật Quản lý nợ công (sửa đổi); Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi); Luật Hành chính công;… UBTVQH cũng cho ý kiến về một số vấn đề còn có ý kiến khác nhau của Dự án Luật Quy hoạch; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các Tổ chức tín dụng…    

    (Tổng hợp)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/trinh-du-luat-don-vi-hanh-chinh---kinh-te-dac-biet-len-uy-ban-thuong-vu-quoc-hoi-a201529.html
    Sự kiện:
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan