+Aa-
    Zalo

    Trung Quốc đóng thêm “công cụ xâm chiếm Biển Đông”

    • DSPL
    ĐS&PL (ĐSPL) – Sau vụ giàn khoan 981, Trung Quốc vẫn theo đuổi mưu đồ xâm chiếm Biển Đông, với việc đóng thêm nhiều gian khoan và tàu tuần tra mới.
    (ĐSPL) – Sau vụ giàn khoan 981, Trung Quốc vẫn theo đuổi mưu đồ xâm chiếm Biển Đông, với việc đóng thêm nhiều gian khoan và tàu tuần tra mới.
    Trung Quốc đóng thêm “công cụ xâm chiếm Biển Đông”

    Giàn khoan dầu trên biển là một trong những “công cụ xâm chiếm Biển Đông” đắc lực của Trung Quốc.

    Theo cơ quan tư vấn thông tin hàng hải IHS Maritime, trong nửa đầu năm nay, Trung Quốc đã đặt đóng tàu và các giàn khoan với tổng trọng tải lên đến 126.300 tấn, bao gồm nhiều loại tàu phục vụ cho các hoạt động khai thác quy mô ở ngoài khơi, các giàn khoan thăm dò và khai thác dầu khí trên mặt nước và vùng biển có độ sâu trung bình, các đội tàu nghiên cứu địa chấn ở vùng biển nước sâu và các tàu hỗ trợ.
    Đồng thời, Bắc Kinh cũng tăng cường đầu tư cho lực lượng tuần duyên. Cơ quan này đã được tổ chức lại vào năm ngoái, bao gồm cảnh sát biển, ngư chính và các cơ quan chấp pháp biển, với một bộ chỉ huy chung. Lực lượng này hiện có hơn 100 tàu và đã đặt đóng thêm 40 tàu, trong số này 15 tàu sẽ được giao trong năm nay.
    Năm ngoái, Trung Quốc đã cho đóng một giàn khoan 30 ngàn tấn, phục vụ cho việc thăm dò và khai thác dầu khí ở vùng biển nước sâu. Mặt khác, Bắc Kinh có kế hoạch đóng thêm hai giàn khoan nữa.
    Các giàn khoan mới này sẽ lớn bằng giàn khoan khổng lồ Hải Dương-981, mà hồi đầu tháng Năm vừa qua, Trung Quốc đã hạ đặt trái phép tại vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Trung Quốc đã rút giàn khoan HD-981 ngày 16/7 vừa qua.
    Trung Quốc chú trọng đầu tư vào Biển Đông, nơi đang có một loạt các tranh chấp giữa Trung Quốc với Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei, nhưng lại được đánh giá là có tiềm năng lớn về dầu khí.
    Theo số liệu của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA), Biển Đông có trữ lượng đã thẩm định và tiềm năng là 11 tỷ thùng dầu và xấp xỉ 58 nghìn tỷ mét khối khí đốt.
    Bên cạnh mục đích tìm kiếm nguồn dầu khí đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, việc đẩy mạnh phát triển đội tàu và giàn khoan còn là một thành tố trong chính sách mở rộng lãnh thổ của Trung Quốc.
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/trung-quoc-dong-them-cong-cu-xam-chiem-bien-dong-a44209.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan