+Aa-
    Zalo

    Trung Quốc “sợ” ra tòa quốc tế về biển đảo?

    • DSPL
    ĐS&PL (ĐSPL) - Trung Quốc chối bỏ yêu cầu của Tòa trọng tài thường trực (PCA) muốn Bắc Kinh gửi hồ sơ phản bác trong vụ kiện tranh chấp Biển Đông do Philippines khởi xướng.
    (ĐSPL) - Trung Quốc chối bỏ yêu cầu của Tòa trọng tài thường trực (PCA)về việc nộphồ sơ phản bác trong vụ kiện tranh chấp Biển Đông do Philippines khởi xướng.
    Ngày 3/6, Tòa án trọng tài thường trực (PCA) của Liên hợp quốc ở La Haye (Hà Lan) đã yêu cầu Bắc Kinh trả lời hồ sơ kiện do Philippines đệ trình phản đối những yêu sách của Trung Quốc trong tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông.
    Trung Quốc “sợ” ra tòa quốc tế về biển đảo?

    Hồng Lỗi - phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc

    Theo hãng tin Bloomberg, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi trả lời rằng Trung Quốc không thay đổi quan điểm về vấn đề này và không chấp nhận tham gia phiên tòa liên quan đến Philippines. Đài BBC dẫn lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi ngày 4/6 nói: “Lập trường của Trung Quốc không chấp nhận và không tham gia vụ kiện của Philippines là không thay đổi”.
    Trong khi đó, theo RFI, Tòa án trọng tài thường trực (PCA) đã yêu cầu Trung Quốc, trong vòng 6 tháng, cung cấp các luận cứ và bằng chứng để biện hộ cho các đòi hỏi về chủ quyền ở Biển Đông, bất chấp việc Bắc Kinh đã từ chối tham gia vụ kiện mà Manila đã khởi xướng từ năm ngoái. PCA đã yêu cầu từ nay đến ngày 15/12/2014, phía Trung Quốc cần  cung cấp các luận cứ và bằng chứng cụ thể, phản bác đơn kiện của Philippines.
    Tin tức cho hay năm ngoái, chính phủ Philippines đã đệ đơn đề nghị tòa án Liên hợp quốc xem xét tính pháp lý của các đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc dựa trên bản đồ “đường chín đoạn” ở Biển Đông mà người Việt Nam thường gọi là bản đồ “đường lưỡi bò” do Bắc Kinh tùy tiện đưa ra. Theo cái bản đồ “đường lưỡi bò” này, gần như toàn bộ diện tích Biển Đông thuộc về Trung Quốc.
    Trung Quốc “sợ” ra tòa quốc tế về biển đảo?

    Theo cái bản đồ “đường lưỡi bò” tham lam vô lý này, gần như toàn bộ diện tích Biển Đông thuộc về Trung Quốc.

    Ngày 4/6, các quan chức Philippines một lần nữa kêu gọi Trung Quốc tham gia vụ kiện để có được một giải pháp hòa bình và bền vững cho các tranh chấp lãnh thổ.
    Sau khi chính thức đệ đơn kiện Trung Quốc, ngày 30/3/2014, Philippines đã hoàn tất hồ sơ, cung cấp luận cứ và bằng chứng, phản bác các đòi hỏi về chủ quyền, lãnh thổ của Trung Quốc ở Biển Đông.
    Thông cáo ngày 3/6 của tòa án trọng tài Liên hợp quốc cũng cho biết tháng trước, chính phủ Trung Quốc đã gửi thông báo nhắc lại rằng Bắc Kinh “không chấp nhận vụ kiện lên tòa án trọng tài do Philippines khởi xướng”, nhưng theo các thẩm phán của tòa án trọng tài,  thông báo nói trên không liên quan gì đến việc Trung Quốc chấp nhận hoặc tham gia thủ tục kiện.
    Mặt khác, tòa án trọng tài cũng nêu khả năng tiếp tục nghe phía Philippines trình bày luận cứ của mình, cho dù Trung Quốc không tham gia và xác định các bước tiếp theo, sau khi tham khảo ý kiến các bên liên quan.
    Từ đầu tháng Năm, Trung Quốc đã đưa giàn khoan dầu vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, làm cho tình hình ở Biển Đông căng thẳng. Trong bối cảnh đó, nhân chuyến công du Philippines vào tháng trước, lần đầu tiên, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã tuyên bố là Hà Nội đang xem xét các hành động pháp lý chống lại các đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông.
    Theo giới quan sát, nếu Việt Nam kiện, chắc chắn Trung Quốc sẽ chống lại, giống như trường hợp đối với Philippines. Vừa qua, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh cho biết Trung Quốc đã nhiều lần khuyên can Việt Nam không đưa vụ việc ra trước tòa án Liên hợp quốc.
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/trung-quoc-so-ra-toa-quoc-te-ve-bien-dao-a35656.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan