+Aa-
    Zalo

    Trung Quốc tung gói chính sách 33 điểm nhằm kích thích kinh tế

    (ĐS&PL) - Các biện pháp kích thích kinh tế mới nhất của Trung Quốc bao gồm cam kết hỗ trợ tài chính nhiều hơn cho nhiều ngành thông qua hoàn thuế, cắt giảm thuế và giảm phí.

    Theo hãng tin Tân Hoa Xã, Trung Quốc đã công bố gói biện pháp kích thích kinh tế mới, nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và nền kinh tế đang có dấu hiệu chững lại. Gói chính sách 33 điểm lần này sẽ “giúp nền kinh tế trở lại quỹ đạo bình thường”, giữ các chỉ số kinh tế lớn ở trong tầm kỳ vọng hợp lý.

    trung quoc phuc hoi cham sau covid19 co the khien gia dau giam manh sp
    Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân nhiễm COVID-19 tới bệnh viện ở Thượng Hải, Trung Quốc, ngày 9/5/2022. Ảnh: THX/TTXVN

    Chính sách mới này được Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường công bố sau cuộc gặp họp của Quốc Vụ viện trong ngày 23/5, tại thời điểm kinh tế nước này xuất hiện một số tín hiệu kém khả quan. Mục tiêu duy trì tăng trưởng GDP 5,5% trong năm 2022 được cho là “khó thực hiện được” trong điều kiện Trung Quốc tiếp tục phải đối mặt với khó khăn từ các ổ dịch, đi cùng đó là biện pháp kiểm soát hà khắc theo kiểu Zero-Covid (Không COVID).

    Thủ tướng Lý Khắc Cường cảnh báo, sản lượng điện, sản lượng vận chuyển hàng hóa và các khoản vay ngân hàng đều giảm kể từ tháng 4. Nếu không có mức tăng trưởng GDP nhất định, thì việc làm ổn định sẽ không thể thành hiện thực.

    “Một điều tốt là chúng ta đã hạn chế cung tiền quá mức và kích thích hàng loạt trong vài năm qua, và chúng ta vẫn có các công cụ chính sách dự phòng”, Thủ tướng Lý Khắc Cường cho hay.

    Gói kích thích kinh tế mới nhất này tập trung vào việc giảm gánh nặng, chi phí tài chính cho các doanh nghiệp, ngành sản xuất, thông qua biện pháp về hoàn thuế, giảm thuế, giảm phí.

    Dự kiến, số tiền hoàn thuế, giảm thuế mà các doanh nghiệp được hưởng trong năm 2022 sẽ lên đến 396 tỷ USD. Ngân hàng cũng được tăng gấp đôi hạn mức tín dụng cung ứng cho doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ.

    Các biện pháp kích thích kinh tế mới nhất bao gồm cam kết hỗ trợ tài chính nhiều hơn cho nhiều ngành thông qua hoàn thuế, cắt giảm thuế và giảm phí.

    Các nhà kinh tế của Nomura nhận định, các biện pháp như vậy sẽ giúp giảm bớt mức độ nghiêm trọng của sự suy giảm tăng trưởng kinh tế hoặc thậm chí là sự suy thoái, nhưng họ vẫn thận trọng về triển vọng tăng trưởng trong năm.

    Theo ước tính của Ngân hàng đầu tư Nhật Bản, tăng trưởng GDP trong quý 2 của Trung Quốc sẽ chậm lại đáng kể xuống 1,8%, mức giảm mạnh so với 4,8% trong quý đầu tiên. Giờ đây, Nomura dự đoán tăng trưởng kinh tế cả năm của Trung Quốc có thể chỉ đạt 3,9% - thấp hơn nhiều so với mục tiêu "khoảng 5,5%".

    Mộc Miên (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/trung-quoc-tung-goi-chinh-sach-33-diem-nham-kich-thich-kinh-te-a538845.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Phúc Thọ (Hà Nội) tập trung phát triển kinh tế xã hội thích ứng linh hoạt Covid 19

    Phúc Thọ (Hà Nội) tập trung phát triển kinh tế xã hội thích ứng linh hoạt Covid 19

    Năm 2021, mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức do triển khai nhiều nhiệm vụ đột xuất, phát sinh, đặc biệt là tác động từ dịch bệnh Covid-19, song huyện đã ra sức thi đua, chung sức, đồng lòng thực hiện "mục tiêu kép": Vừa kiểm soát dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế - xã hội. Các phong trào thi đua khi phát động đều được xác định rõ chủ đề, mục đích, ý nghĩa, nội dung và tiêu chí đánh giá, góp phần tạo sự lan tỏa sâu rộng trong các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị.