"Trường học hạnh phúc" thu hút sự quan tâm của phụ huynh Trung Quốc có gì đặc biệt?


Chủ nhật, 06/02/2022 | 09:45


Cùng sự kiện

Khi nhiều học sinh Trung Quốc đang phải đối mặt với áp lực học tập căng thẳng, các phụ huynh đang bắt đầu chú ý tới "trường học hạnh phúc".

Giáo dục đổi mới lên ngôi

Khi cô Zhang Fen đến thăm ngôi trường có tên "Trường học Hạnh phúc" cùng con trai Tian Tian, cô đã ngay lập tức nghĩ rằng: "Đây là nơi dành cho chúng tôi".

Tại ngôi trường này, các học sinh dành ít thời gian cho việc học hành nhưng các em đều vui vẻ, hạnh phúc và có nhiều sự tự do hơn. 

Khi Trung Quốc tìm cách kiềm chế hệ thống giáo dục siêu cạnh tranh với lệnh cấm dạy thêm sau giờ học và chú trọng hơn vào hoạt động thể chất, các trường học thay thế, ưu tiên sở trường và hạnh phúc của học sinh hơn các kỳ thi và điểm kiểm tra, đã xuất hiện và phát triển mạnh mẽ.

Việc ngày càng nhiều phụ huynh Trung Quốc "quay lưng" với hình thức giáo dục nghiêm khắc vốn không phải điều bí mật. Hiện nay, ngoài các trường độc lập, chẳng hạn như các trường quốc tế, một lựa chọn thứ 3 cho các bậc phụ huynh đã xuất hiện và trở nên phổ biến: Giáo dục đổi mới.

Chia sẻ về trường hợp của con trai, cô Zhang Fen cho biết trước khi chuyển tới "trường học hạnh phúc", bé Tian Tian đã có 2 năm theo học tại trường công lập danh tiếng ở Haidian, Bắc Kinh. Tuy nhiên, tại đây, cậu bé đã bị bắt nạt và gặp khó khăn trong việc kết bạn. Từ khi chuyến tới "trường học hạnh phúc", Tian Tian đã được phát triển trong một môi trường thân thiện hơn. 

Giáo dục pháp luật - 'Trường học hạnh phúc' thu hút sự quan tâm của phụ huynh Trung Quốc có gì đặc biệt?
Nền giáo dục cạnh tranh khắc nghiệt đã khiến nhiều học sinh Trung Quốc căng thẳng với việc học từ khi còn nhỏ. Ảnh: Reuters 

Giống như các trường đổi mới khác, "trường học hạnh phúc" không có bảng xếp hạng hoặc kỳ thi nào tại Happy School. Sách giáo khoa của trường công lập cũng hiếm khi được sử dụng. Thay vào đó, giáo viên sử dụng tài liệu gốc để dạy mọi thứ, từ các sự kiện thời sự đến các tác phẩm kinh điển của Trung Quốc.

Tuy nhiên, bất chấp sự phổ biến ngày càng tăng của các trường học đổi mới, vẫn còn những vấn đề xung quanh tính hợp lệ và sự công nhận đối với chúng. Hình thức giáo dục này không được đăng ký với chính quyền trung ương và không thể tự nhận là một trường học chính thức. 

Mặc dù thiếu đăng ký chính thức của chính phủ, các trường học sáng tạo đã mở rộng ra ngoài Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu và Thâm Quyến, 4 khu vực đô thị lớn của Trung Quốc.

Trẻ em hạnh phúc hơn khi tới trường

Đối với Sophia Zeng, người có con trai 7 tuổi tên Zaizai, cách giáo dục tận tâm tại một trường học sáng tạo có nhiều lợi ích đáng kể. Cô chia sẻ: "Đó giống như một điều không tưởng, khi cả cộng đồng xích lại gần nhau trong việc nuôi dạy con cái của chúng tôi". 

Zeng cho biết cô và gia đình đã chuyển từ Thành Đô tới Dali vào năm 2017 và đăng ký cho. con trai ZaiZai của cô học tại một ngôi trường đổi mới ở đây. Cô tâm sự: "Con trai tôi đã trưởng thành hơn rất nhiều trong những năm qua, từ khả năng cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên cho đến sự sáng tạo và động lực bên trong". 

Cô nói thêm: "Trải nghiệm ở Dali cũng đã giúp tôi và chồng tôi học cách trở thành những ông bố bà mẹ tốt hơn". 

Tại trường tiểu học sáng tạo của mình, các giáo viên của ZaiZai áp dụng phương pháp học tập dựa trên vấn đề. Trong lớp học có tên lớp học toàn diện, ZaiZai và 19 bạn học của cậu bé được học học tiếng Trung, toán, tiếng Anh và các môn học khác. 

Giáo dục pháp luật - 'Trường học hạnh phúc' thu hút sự quan tâm của phụ huynh Trung Quốc có gì đặc biệt? (Hình 2).
Trung Quốc mới đây đã có các biện pháp "mạnh tay" để ngăn tình trạng học thêm. Ảnh: VCG 

Trong các kỳ thi, trường học của ZaiZai đã có các bài kiểm tra kiến ​​thức, sự tập trung, thể lực và các kỹ năng xã hội của học sinh. Các giám thị đã được chỉ định để theo dõi học sinh và ghi chép.

Đáng chú ý, sau kỳ thi, trường không gưri phiếu điểm cho phụ huynh. Thay vào đó, các gia đình được mời vào nhóm WeChat để "quan sát" kỳ thi trực tiếp. 

Chia sẻ về ngôi trường này, bé ZaiZai nói: "Điều cháu thích ở trường học của mình là tất cả chúng cháu đều được tự do làm những gì chúng cháu muốn, trở thành những gì chúng cháu muốn".

Cô Zeng tâm sự thêm: "Tôi không có ý ca ngợi nền giáo dục đổi mới ở Dali. Không phải không có sai sót, không có trường học hay nền giáo dục nào là hoàn hảo, nhưng cuối cùng, chúng tôi đã chọn những gì phù hợp nhất cho gia đình mình". 

Mặc dù nhiều học sinh phát triển mạnh trong các trường học đổi mới và các bậc cha mẹ như Zhang và Zeng đánh giá cao việc con cái của họ phát triển theo cách tiếp cận giáo dục độc đáo, không phải tất cả mọi người đều lựa chọn ở lại hệ thống trường học kiểu này. 

Sau 4 năm học tại một ngôi trường đổi mới, cô Zhang đã quyết định đăng ký lại Tian Tian vào một trường công lập vào cuối cấp tiểu học. Cô cho rằng sau một thời gian ở "ngôi trường hạnh phúc", đã đến lúc Tian Tian phải đối mặt với sự cạnh tranh trong học tập tại hệ thống trường công lập. 

Bên cạnh đó, học phí tại những ngôi trường đổi mới cũng vô cùng đắt đỏ. Ở Bắc Kinh, một năm học tại các trường đổi mới có học phí dao động từ  70.000 nhân dân tệ (11.000 USD) đến 100.000 nhân dân tệ (15.730 USD), hoặc cao  hơn. 

Trong khi đó, tại ngôi trường đổi mới Mao Mao Guo Er nổi tiếng ở Dali, học phí 1 tháng của cấp mẫu giáo cũng lên tới nhân dân tệ (708 USD), cao hơn gấp đôi so với thu nhập trung bình hàng tháng của người dân tại đây trog năm 2020.

Minh Hạnh (Theo SCMP)

Link nguồn: https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/truong-hoc-hanh-phuc-thu-hut-su-quan-tam-cua-phu-huynh-trung-quoc-co-gi-dac-biet-a526699.html